Khi nào nên dùng thuốc chống nôn tiêm tĩnh mạch?

Buồn nôn và nôn là những triệu chứng phổ biến gây khó chịu đáng kể cho người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra buồn nôn và nôn mửa như: nhiễm trùng, ăn thức ăn ôi thiu hoặc say tàu xe do đi du lịch. Thuốc chống nôn là một nhóm thuốc giúp giảm bớt các triệu chứng này. Thuốc chống nôn có thể được dùng sau khi bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng, hoặc có thể uống trước để phòng ngừa.

1. Thuốc chống nôn là gì?

Thuốc chống nôn là loại thuốc được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa buồn nôn và nôn. Thuốc chống nôn có nhiều dạng bao gồm viên nén hoặc viên nang, chất lỏng, thuốc đạn đặt trực tràng, miếng dán thẩm thấu qua da và tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Một số loại thuốc chống nôn có sẵn không cần kê đơn trong khi những loại khác cần phải có đơn thuốc.

2. Thuốc chống nôn hoạt động như thế nào?

Có nhiều quá trình sinh học khác nhau có thể dẫn đến buồn nôn và nôn. Hầu hết liên quan đến não và ruột. Một số hoạt động nhiều hơn tại hệ thống thần kinh trung ương hoặc trên các dây thần kinh nội tạng kiểm soát hoạt động của đường tiêu hóa (GI).

Vì các loại thuốc chống nôn có hiệu quả với từng trường hợp nhất định nên bác sĩ, sẽ kiểm tra và chỉ định cho bạn dùng những loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.

3. Thuốc chống nôn dùng để làm gì?

Các nguyên nhân phổ biến của buồn nôn và nôn bao gồm: say tàu xe, viêm dạ dày ruột (cúm dạ dày), đau nửa đầu, tắc nghẽn đường ruột, xạ trị, thuốc opioid, hóa trị và gây mê trong khi phẫu thuật. Thuốc chống nôn cũng điều trị chứng buồn nôn liên quan đến thai kỳ, chẳng hạn như ốm nghén hoặc buồn nôn.

4. Khi nào nên dùng thuốc tiêm chống nôn bằng đường tĩnh mạch?

Thuốc chống nôn tiêm tĩnh mạch được chỉ định ở người lớn trên 20 tuổi và dùng trong các trường hợp phổ biến như:

  • Giảm buồn nôn và nôn trong chứng đau nửa đầu, điều trị ung thư, sinh đẻ và các bệnh truyền nhiễm;
  • Kiểm soát nôn sau phẫu thuật;
  • Giúp đặt ống vào ruột.

Khi được sử dụng để điều trị cho trẻ em và thanh niên dưới 20 tuổi, thuốc chống nôn dạng tiêm nên được hạn chế trong những điều kiện sau và chỉ được sử dụng như liệu pháp thứ hai:

  • Điều trị nôn mửa nghiêm trọng không rõ nguyên nhân, hoặc sau khi điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị;
  • Giúp đặt ống vào ruột.

Thuốc có thể được sử dụng cho việc điều trị các bệnh chứng khác không được đề cập ở trên. Tuy nhiên, điều này cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

5. Ai có thể dùng thuốc chống nôn?

5.1. Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên

Một số thuốc chống nôn an toàn và hiệu quả để sử dụng cho bệnh nhi. Dexamethasone đã được nghiên cứu và chứng minh là an toàn ở trẻ em bị buồn nôn liên quan đến hóa trị. Miếng dán Scopolamine cũng được sử dụng rộng rãi để giảm say tàu xe và buồn nôn và nôn sau phẫu thuật ở trẻ em. Thuốc đối kháng thụ thể serotonin như ondansetron an toàn và hiệu quả để điều trị chứng buồn nôn ở trẻ em nếu liều lượng được duy trì dưới một ngưỡng nhất định.

Thuốc kháng histamin khác ngoài promethazine là những lựa chọn an toàn để điều trị chứng buồn nôn cho trẻ em. Promethazine được chống chỉ định ở trẻ em dưới 2 tuổi do tác dụng phụ là ức chế hô hấp. Nói chung nên tránh dùng các chất đối kháng thụ thể dopamin như metoclopramide, do các tác dụng phụ như rối loạn vận động chậm. Chúng không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi và phải hết sức thận trọng khi sử dụng cho trẻ lớn hơn. Thuốc ức chế neurokinin-1 aprepitant và fosaprepitant được chấp thuận sử dụng cho trẻ em trên 6 tháng tuổi.

5.2. Người lớn

Thuốc chống nôn an toàn khi sử dụng cho người lớn. Các tác dụng phụ phổ biến nhất là kết quả của các đặc tính kháng cholinergic, bao gồm khô miệng, giảm tiểu tiện, táo bón, buồn ngủ, chóng mặt và mệt mỏi. Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về các tác dụng phụ để có thể được điều chỉnh cho phù hợp.

5.3. Người lớn tuổi

Hầu hết các loại thuốc chống nôn có thể được sử dụng an toàn cho người cao tuổi, mặc dù các tác dụng phụ có thể rõ ràng hơn do cơ thể đào thải thuốc ít nhanh hơn khi lớn tuổi. Cần theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ kháng cholinergic của nhiều loại thuốc chống nôn, vì hạ huyết áp tư thế đứng, an thần và mệt mỏi có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Thuốc chống nôn gấp đôi thuốc chống loạn thần, chẳng hạn như prochlorperazine, có thể góp phần làm suy giảm nhận thức, an thần và lú lẫn, cũng làm tăng nguy cơ té ngã.

Tốt nhất khi sử dụng bất cứ loại thuốc chống nôn nào, bạn cần được tư vấn bởi bác sĩ, dược sĩ. Điều này không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn đạt tác dụng cao trong hiệu quả việc chống nôn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan