Nerazzu plus là thuốc gì?

Nerazzu plus là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý tim mạch. Vậy thuốc Nerazzu plus là thuốc gì, cách sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để có thêm thông tin về loại thuốc này.

1. Nerazzu plus là thuốc gì?

Nerazzu plus là một loại thuốc tim mạch được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính là:

  • Losartan kali 100mg;
  • Hydroclorothiazid 25mg.

Losartan là một chất đối kháng thụ thể (typ AT1) angiotensin II. Losartan và chất chuyển hóa chính của nó có hoạt tính chặn tác dụng co mạch và tiết aldosteron của angiotensin II bằng cách ngăn cản có chọn lọc angiotensin II, không cho angiotensin II gắn vào thụ thể AT1 trong cơ trơn mạch máu, tuyến thượng thận.

Cả Losartan và chất chuyển hóa chính có hoạt tính của nó đều không biểu lộ tác dụng chủ vận cục bộ ở thụ thể AT1, có ái lực với thụ thể AT1 lớn hơn khoảng 1000 lần thụ thể AT2.

Hydroclorothiazid là một loại thuốc lợi tiểu Thiazid, có tác dụng làm tăng bài tiết natri clorid và nước nhờ ức chế tái hấp thu các ion natri và clorid ở ống lượn xa. Sự bài tiết các chất điện giải khác cũng tăng khi sử dụng thuốc này, đặc biệt là kali và magnesi, còn calci thì giảm.

Hydroclorothiazid cũng có tác dụng làm giảm hoạt tính carbonic anhydrase nên làm tăng bài tiết bicarbonat, song tác dụng này thường nhỏ so với tác dụng bài tiết Cl- và không làm thay đổi đáng kể mức pH nước tiểu. Các thuốc lợi tiểu Thiazid có tác dụng lợi tiểu mức độ vừa phải, do có khoảng 90% ion natri đã được tái hấp thu trước khi đến ống lượn xa là vị trí có tác dụng chủ yếu của thuốc.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc

Thuốc Nerazzu plus được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Tăng huyết áp vô căn ở bệnh nhân không kiểm soát được khi điều trị đơn độc bằng Losartan hoặc Hydroclorothiazid;
  • Giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân bị tăng huyết áp và phì đại thất trái.

Thuốc Nerazzu plus chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với Losartan, Hydroclorothiazid hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Người bị gút, tăng acid uric huyết, bệnh Addison, chứng vô niệu, chứng tăng calci huyết, suy gan và thận nặng;
  • Người có tiền sử quá mẫn cảm với các dẫn xuất khác thuộc nhóm Sulfonamid;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Người bị hạ natri huyết dai dẳng;
  • Không sử dụng phối hợp Aliskiren với thuốc Nerazzu plus ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (GFR < 60 ml/ phút/ 1,73m2);
  • Bệnh nhân bị sỏi mật hoặc tắc nghẽn đường mật, vô niệu.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Nerazzu plus

Chỉ sử dụng thuốc Nerazzu plus khi đơn trị không kiểm soát được huyết áp. Liều dùng thuốc Nerazzu plus cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Khi bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với liều thuốc Losartan kali 50mg/ hydroclorothiazid 12,5mg uống 1 lần/ ngày sau 3 tuần, có thể tăng lên liều tối đa là 100 mg/ hydroclorothiazid 25 mg.

Cách dùng thuốc Nerazzu plus:

  • Có thể sử dụng thuốc Nerazzu plus cùng với các thuốc chống tăng huyết áp khác;
  • Nên uống thuốc Nerazzu plus cùng với một ly nước đầy, có thể sử dụng cùng hoặc không cùng với thức ăn.

Các triệu chứng quá liều thuốc Nerazzu plus liên quan đến Losartan. Biểu hiện hay gặp nhất là hạ huyết áp và nhịp tim nhanh; cũng có khi gặp triệu chứng tim đập chậm do kích thích dây phó giao cảm (dây thần kinh phế vị). Khi tình trạng hạ huyết áp xảy ra, cần có biện pháp điều trị hỗ trợ. Không thể loại bỏ Losartan và các chất chuyển hóa có hoạt tính của nó trong máu bằng thẩm phân máu.

Các triệu chứng quá liều thuốc Nerazzu plus liên quan đến Hydroclorothiazid biểu hiện chủ yếu là tình trạng rối loạn nước và điện giải do bài niệu nhiều. Nếu đang dùng thuốc Digitalis, tình trạng giảm kali huyết làm tăng loạn nhịp tim. Xử trí quá liều bằng cách:

  • Rửa dạ dày khi mới dùng thuốc, có thể dùng than hoạt;
  • Chống kiềm hóa máu: Sử dụng amoni clorid trừ khi người bệnh mắc bệnh gan;
  • Nhanh chóng bù lại lượng nước và điện giải đã mất;
  • Có thể tiến hành thẩm tách phúc mạc để điều chỉnh cân bằng nước và điện giải. Trong trường hợp hạ huyết áp mà không đáp ứng với các biện pháp can thiệp trên, sử dụng Norepinephrine 4mg/ lít tiêm truyền tĩnh mạch chậm hoặc sử dụng Dopamin với liều ban đầu 5 mcg/ kg/ phút.

4. Tác dụng phụ của thuốc Nerazzu plus

Trong những thử nghiệm lâm sàng khi sử dụng Losartan kali và Hydroclorothiazid không nhận thấy có các tác dụng không mong muốn cho kiểu phối hợp này. Tác dụng phụ chỉ hạn chế ở các phản ứng đã từng gặp cho riêng Losartan và/hoặc cho riêng Hydroclorothiazid.

Nói chung, thuốc Nerazzu plus được dung nạp tốt, hầu hết các tác dụng phụ là nhẹ và thoáng qua, không cần ngừng thuốc. Các tác dụng phụ hiếm gặp của phối hợp hai hoạt chất này bao gồm viêm gan, tăng kali huyết và tăng ALT.

4.1. Các tác dụng phụ liên quan đến Losartan

Thường gặp:

  • Tiêu hóa bao gồm: Buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy;
  • Toàn thân bao gồm: Mệt mỏi, suy nhược, hạ huyết áp, đau ngực;
  • Cơ và mô liên kết bao gồm: Chuột rút, đau chân, đau cơ, đau lưng;
  • Thần kinh bao gồm: Đau đầu, chóng mặt;
  • Tâm thần bao gồm: Mất ngủ, choáng váng, mệt mỏi;
  • Tiết niệu bao gồm: Suy giảm chức năng thận, hạ acid uric huyết (khi dùng liều cao), suy thận, nhiễm trùng đường niệu;
  • Hô hấp bao gồm: Ho, nghẹt mũi, sung huyết mũi, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm xoang, bệnh lý xoang;
  • Sinh hóa bao gồm: Tăng kali huyết, giảm nhẹ mức haematocrit và haemoglobin, hạ glucose huyết.

Ít gặp:

  • Huyết học bao gồm: Thiếu máu, tan máu, máu bầm, ban xuất huyết;
  • Tim mạch bao gồm: Hạ huyết áp, hạ huyết áp thế đứng, đau thắt ngực, đau xương ức, blốc nhĩ-thất độ II, đánh trống ngực, biến cố mạch máu não, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim;
  • Tiền đình bao gồm: Chóng mặt, ù tai;
  • Mắt bao gồm: Nhìn mờ, giảm thị lực, viêm kết mạc, cảm giác nóng hoặc nhức mắt;
  • Tiêu hóa bao gồm: Đau răng, miệng khô, đầy hơi, viêm dạ dày, nôn, táo bón;
  • Toàn thân bao gồm: Phù mạch;
  • Chuyển hóa và dinh dưỡng bao gồm: Biếng ăn, gút;
  • Cơ xương và mô liên kết bao gồm: Đau cánh tay, đau đầu gối, sưng khớp, đau khớp, viêm khớp, đau cơ xương, đau vai, cứng cơ, đau khớp háng, đau cơ, yếu cơ;
  • Thần kinh bao gồm: Căng thẳng, dị cảm, run, bệnh thần kinh ngoại vi, đau nửa đầu, ngất;
  • Tâm thần bao gồm: Lo âu, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, mất điều hòa, lú lẫn, trầm cảm, đau đầu, đau nửa đầu, rối loạn giấc ngủ, ác mộng, sốt, chóng mặt, lơ mơ, suy giảm trí nhớ;
  • Tiết niệu bao gồm: Tiểu thường xuyên, tiểu đêm, nhiễm trùng đường tiểu;
  • Sinh dục bao gồm: Giảm ham muốn, rối loạn cương dương, liệt dương;
  • Hô hấp bao gồm: Khó chịu ở hầu họng, chảy máu cam, viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, khó thở, viêm phế quản, tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Da bao gồm: Rụng tóc, khô da, ban đỏ, đỏ bừng, viêm da, nhạy cảm ánh sáng, mày đay, phát ban, đổ mồ hôi;
  • Mạch máu bao gồm: Viêm mạch;
  • Sinh hóa bao gồm: Tăng nồng độ ure và creatinin huyết thanh.

Các tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm:

  • Miễn dịch bao gồm: Phản ứng phản vệ, phù mạch bao gồm cả phù thanh quản và thanh môn gây tắc nghẽn đường thở và/ hoặc phù mặt, môi, cổ họng và/ hoặc lưỡi.

Các tác dụng phụ rất hiếm gặp bao gồm:

  • Tăng enzym gan và bilirubin.

Các tác dụng phụ không rõ tần suất bao gồm:

  • Giảm tiểu cầu;
  • Triệu chứng giống cúm, khó chịu;
  • Chức năng gan bất thường;
  • Tiêu cơ;
  • Rối loạn vị giác;
  • Hạ huyết áp thế đứng phụ thuộc liều;
  • Hạ natri huyết.

4.2. Tác dụng phụ liên quan đến hydroclorothiazid:

Thường gặp:

  • Toàn thân bao gồm: Mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt;
  • Tuần hoàn bao gồm: Hạ huyết áp tư thế đứng;
  • Chuyển hóa bao gồm: Giảm kali huyết, tăng glucose huyết, tăng acid uric huyết, tăng lipid huyết (ở liều cao).

Tác dụng phụ ít gặp bao gồm:

  • Tuần hoàn bao gồm: Hạ huyết áp tư thế, loạn nhịp tim;
  • Huyết học bao gồm: Giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết, thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu, ban xuất huyết, giảm tiểu cầu;
  • Chuyển hóa và dinh dưỡng bao gồm: Hạ magnesi huyết, hạ natri huyết, hạ phosphat huyết, tăng calci huyết, kiềm hóa giảm clor huyết;
  • Mắt bao gồm: Nhìn mờ dai dẳng, chứng nhìn thấy sắc vàng;
  • Mạch máu bao gồm: Viêm mạch hoại tử (như viêm mạch, viêm mạch dưới da);
  • Hô hấp bao gồm: Viêm thành phế nang và phù phổi;
  • Tiêu hóa bao gồm: Viêm tuyến nước bọt, khó chịu dạ dày, co thắt ruột, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón;
  • Gan mật bao gồm: Vàng da, viêm tụy;
  • Da bao gồm: Nhạy cảm ánh sáng, phát ban, mày đay, hoại tử thượng bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson;
  • Cơ xương và mô liên kết bao gồm: Chuột rút;
  • Tiết niệu bao gồm: Glucose niệu, viêm thận kẽ, bệnh lý thận, suy thận;
  • Toàn thân bao gồm: Sốt, chóng mặt.

Tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm:

  • Phản ứng phản vệ.

Tác dụng phụ không rõ tần suất bao gồm:

  • Lupus ban đỏ;
  • Tăng acid uric huyết, có thể dẫn tới khởi phát cơn bệnh gút tiềm tàng;
  • Hạ huyết áp tư thế có thể xảy ra khi dùng đồng thời với rượu, thuốc gây mê và thuốc an thần.

5. Tương tác thuốc Nerazzu plus với các loại thuốc khác

Tương tác thuốc liên quan đến Losartan:

  • Đã có báo cáo Rifampicin và Fluconazol làm giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính của Losartan;
  • Sử dụng chung losartan với thuốc lợi tiểu giữ kal, chất bổ sung kali hoặc muối thay thế có chứa kali có thể gây tăng kali huyết thanh. Vì vậy không khuyến cáo sử dụng chung;
  • Theo dõi chặt chẽ nồng độ Lithi trong huyết thanh nếu bệnh nhân đang sử dụng muối Lithium cùng với Nerazzu plus;
  • Khi Losartan được sử dụng đồng thời với NSAIDs, tác dụng chống tăng huyết áp có thể giảm, đồng thời có thể dẫn đến làm tăng nguy cơ suy thận. Thận trọng khi sử dụng phối hợp thuốc này đặc biệt ở người cao tuổi;
  • Nghiên cứu cho thấy khi sử dụng phối hợp chất ức chế ACE với chất đối kháng thụ thể angiotensin II hoặc aliskiren sẽ làm tăng tần suất gặp phải tác dụng không mong muốn như hạ huyết áp, tăng kali huyết và suy giảm chức năng thận;
  • Các thuốc khác có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của losartan như chất chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống loạn thần, baclofen, amifostine;
  • Uống losartan cùng với thuốc phenobarbital sẽ làm giảm khoảng 20% AUC của losartan và của chất chuyển hóa có hoạt tính;
  • Rifampicin, carbamazepin, nafcilin, aminoglutethimide, nevirapin, phenytoin, làm giảm nồng độ losartan và chất chuyển hóa của nó trong huyết tương khi dùng đồng thời;
  • Losartan sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc Amifostin, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết, carvedilol, rituximab khi sử dụng chung.

Khi dùng Nerazzu plus cùng các thuốc sau có thể tương tác với Hydroclorothiazid:

  • Rượu, barbiturat hoặc thuốc ngủ gây nghiện làm tăng tiềm lực hạ huyết áp thế đứng;
  • Thuốc điều trị đái tháo đường (bao gồm cả thuốc uống và insulin tiêm): Sử dụng cùng với thiazid có thể làm ảnh hưởng khả năng dung nạp glucose. Vì vậy cần phải điều chỉnh liều thuốc một cách thận trọng do nguy cơ bị nhiễm acid lactic do suy giảm chức năng thận gây ra bởi hydroclorothiazid;
  • Các thuốc hạ huyết áp khác khi sử dụng chung sẽ có tác dụng hiệp đồng hoặc tăng tiềm lực hạ huyết áp;
  • Nhựa cholestyramin hoặc colestipol khi sử dụng chung sẽ làm giảm sự hấp thu những thuốc này qua đường tiêu hóa;
  • Amin tăng huyết áp (như adrenalin) khi sử dụng chung với hydroclorothiazid có thể làm giảm đáp ứng với amin tăng huyết áp, nhưng không đủ để ngăn cản tác dụng;
  • Khi sử dụng chung hydroclorothiazid với thuốc giãn cơ có thể làm tăng đáp ứng với thuốc giãn cơ;
  • Không nên dùng lithi cùng với hydroclorothiazid, vì giảm thanh thải lithi ở thận và tăng độc tính của chất này;
  • Thuốc điều trị gout (như probenecid, sulfinpyrazol, alopurinol): Có thể cần phải điều chỉnh liều lượng của các thuốc này do hydroclorothiazid làm tăng nồng độ acid uric huyết thanh. Sử dụng chung hydroclorothazid cùng với alopurinol có thể gây tăng tần suất phản ứng quá mẫn của alopurinol;
  • Chất ức chế đối giao cảm (như atropin, biperiden): Tăng sinh khả dụng của hydroclorothiazid khi sử dụng chung, do làm giảm nhu động đường tiêu hóa và giảm tốc độ làm rỗng dạ dày;
  • Chất gây độc tế bào (như cyclophosphamid, methotrexat): Hydroclorothazid có thể làm giảm bài tiết các chất gây độc tế bào ở thận và làm tăng độc tính của thuốc này trên tủy xương;
  • Salicylat: Trường hợp sử dụng salicylat liều cao, hydroclorothiazid có thể làm tăng độc tính của salicylat trên hệ thần kinh trung ương;
  • Methyldopa khi sử dụng chung hydroclorothiazid có thể gây thiếu máu tan máu;
  • Cyclosporin: Sử dụng chung hydroclorothazid với cyclosporin làm tăng nguy cơ bị tăng uric niệu và biến chứng của bệnh gút;
  • Digitalis glycosid: Hydroclorothiazid làm hạ kali hoặc magnesi huyết, có thể gây khởi phát tình trạng loạn nhịp tim do digitalis;
  • Thuốc ảnh hưởng đến nồng độ kali huyết thanh: Khi sử dụng Nerazzu plus với các thuốc ảnh hưởng đến nồng độ kali huyết thanh (như digitalis glycosid và thuốc chống loạn nhịp), với thuốc có nguy cơ gây xoắn đỉnh như thuốc chống loạn nhịp), hạ kali huyết là một yếu tố nguy cơ gây xoắn đỉnh, cần phải định kỳ theo dõi nồng độ kali huyết thanh và điện tâm đồ;
  • Muối calci: Hydroclorothiazid có thể gây tăng nồng độ calci huyết thanh do giảm đào thải. Nếu phải chỉ định sử dụng chất bổ sung calci, bác sĩ cần theo dõi nồng độ calci huyết thanh và điều chỉnh liều tương ứng;
  • Ảnh hưởng kết quả xét nghiệm: Do tác động lên chuyển hóa calci, Hydroclorothiazid có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm tuyến cận giáp;
  • Carbamazepin: Nguy cơ gây hạ natri huyết có triệu chứng khi sử dụng chung với Hydroclorothiazid;
  • Thuốc cản quang chứa iod, Amphotericin B, Corticosteroid, Salbutamol, ACTH, Barbenoxolon hoặc Reboxetin khi sử dụng cùng Hydroclorothiazid sẽ làm tăng mất cân bằng điện giải, đặc biệt là hạ kali huyết;
  • Thuốc chống viêm không steroid: Có thể làm giảm tác dụng của Hydroclorothiazid. Vì vậy nếu cần sử dụng chung, bác sĩ sẽ phải theo dõi để xem có đạt hiệu quả mong muốn về lợi tiểu không;
  • Hydroclorothiazid làm giảm tác dụng của các thuốc chống đông máu;
  • Hydroclorothiazid làm tăng tác dụng của thuốc gây mê, glycosid, vitamin D;
  • Độc tính của Tetracyclin tăng khi dùng với Hydroclorothiazid;
  • Nên tránh sử dụng Hydroclorothiazid cùng với các thảo dược sao:
    • Cam thảo có tác dụng gây giữ nước, natri và tăng mất kali.
    • Đương quy có hoạt tính oestrogen gây giữ nước và có thể cũng gây nhạy cảm ánh sáng.
    • Ma hoàng, nhân sâm, yohimbe vì có thể khiến cho tình trạng của bệnh tăng huyết áp trở nên xấu hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Nerazzu plus. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Nerazzu plus theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan