Tác dụng phụ thuốc ARV bậc 1- Tenofovir - TDF

Bài viết được viết bởi Bác sĩ, Tiến sĩ Lê Xuân Luật - Bác sĩ truyền nhiễm, gan mật - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Ca bệnh nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện tại Mỹ năm 1981. Ca bệnh nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến tháng 8/2020, có khoảng 213.008 ca nhiễm HIV còn sống tại Việt Nam. Trong đó có hơn 153.000 người nhiễm HIV đang điều trị thuốc kháng vi rút HIV (ARV).

1. Phác đồ ARV bậc 1

Theo quyết định 5456/QĐ-BYT về hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, ban hành ngày 20/11/2019, người được phát hiện nhiễm HIV sẽ được tư vấn và bắt đầu điều trị thuốc ARV. Mục đích của việc dùng ARV nhằm ức chế quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể và phục hồi chức năng miễn dịch. Lợi ích của việc điều trị ARV là giảm các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV. Đồng thời có tác dụng dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác. Zidovudine (AZT) là thuốc đầu tiên được dùng để điều trị HIV từ năm 1987. Từ đó đến nay, nhiều loại thuốc điều trị HIV với các cơ chế khác nhau được nghiên cứu, dùng cho người bệnh.

Phác đồ ARV bậc 1 thường được sử dụng cho người mới bắt đầu điều trị HIV như bảng dưới đây:

Bảng 1: Các phác đồ ARV bậc 1

Đối tượng Phác đồ ưu tiên Phác đồ thay thế Phác đồ đặc biệt (khi không dùng được hoặc không có phác đồ ưu tiên hay thay thế)
Người lớn bao gồm cả phụ nữ mang thai (*) và trẻ từ 10 tuổi trở lên TDF + 3TC (hoặc FTC) + DTG1 TDF + 3TC + EFV 400 mg TDF + 3TC (hoặc FTC) + EFV 600mg
AZT + 3TC + EFV 600 mg
TDF + 3TC (hoặc FTC) +PI/r ABC + 3TC + DTG1
Trẻ dưới 10 tuổi ABC+ 3TC + DTG ABC+3TC+ LPV/r ABC + 3TC + EFV3 (hoặc NVP)
AZT + 3TC + EFV3 (hoặc NVP)
AZT + 3TC + LPV/r (hoặc RAL)
Trẻ sơ sinh (trẻ dưới 4 tuần tuổi) AZT+3TC+RAL AZT+3TC+NVP AZT+3TC+LPV/r

Bảng 2: Ký hiệu tên thuốc ARV

Tên thuốc Viết tắt
Tenofovir TDF
Efavirenz EFV
Lamivudine 3TC
Abacvir ABC
Dolutegravir DTG
Nevirap NVP
Lopinavir/ ritonavir LPV/r
Raltegravir RAL

Người bệnh dùng thuốc cần tuân thủ uống thuốc, thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của Bác sĩ điều trị. Bác sĩ điều trị sẽ đánh giá tình trạng người bệnh và quyết định sử dụng phác đồ nào, thay đổi phác đồ thuốc khi cần thiết. Tác dụng phụ của thuốc là lý do thường gặp để thay đổi phác đồ dùng thuốc.

Thuốc ARV được chia thành các nhóm phổ biến như:

Thuốc ức chế men sao chép ngược nucleotid (NRTI) như D4T, AZT, 3TC, TDF.

Thuốc ức chế men sao chép ngược non - nucleotid (NNRTI) như NVP, EFV

Thuốc ức chế hoạt động men grase (INSTI) như Dolutegravir

2. Tác dụng phụ của Tenofovir - TDF

TDF không có hạn chế khi dùng thuốc cùng thực phẩm.

Khi dùng TDF, người dùng có thể có:

Tác dụng phụ thường gặp Tác dụng phụ ít gặp
Ngứa
Mệt mỏi
Khó ngủ
Buồn nôn
Tiêu chảy
Đau
Đau lưng
Đau dạ dày
Loãng xương
Tăng men
Trầm cảm
Đau khớp
Đau cơ
Chán ăn, Giảm cân
Hạ kali máu
Toan hoá máu
Gan nhiễm mỡ
Suy thận
Giảm bạch cầu máu
Đau dây thần kinh ngoại biên

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề DƯỢC cần bác sĩ tư vấn, bạn có thể để lại câu hỏi ở mục HỎI BÁC SĨ VINMEC trực tiếp trên website bệnh viện. Câu hỏi của bạn sẽ được gửi đến bác sĩ và bạn sẽ nhận được tư vấn trong thời gian sớm nhất!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan