Tác dụng thuốc Mycapssa

Thuốc Mycapssa có thành phần chính là hoạt chất Octreotide axetat cùng tá dược. Để nâng cao hiệu quả sử dụng người dùng cần đọc kỹ thông tin và tham khảo ý kiến sử dụng của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

1. Mycapssa là thuốc gì?

Mycapssa là thuốc kê đơn theo chỉ định. Thành phần chính có trong Mycapssa là hoạt chất Octreotide axetat cùng tá dược gồm:

  • Polyvinylpyrrolidone (PVP-12);
  • Natri caprylate;
  • Magie clorua;
  • Polysorbate 80;
  • Glyceryl monocaprylate;
  • Glyceryl tricaprylate;
  • Gelatin;
  • Acryl-EZE® (methacrylate).

Thuốc Mycapssa bào chế dạng viên uống, được FDA phê duyệt vào tháng 6 năm 2020 dùng trong bệnh to cực.

2. Công dụng Mycapssa

Octreotide – hoạt chất có trong Mycapssa có tác dụng dược lý tương tự như hormone somatostatin tự nhiên. Tuy nhiên, trong Octreotide lại có khả năng ức chế GH, glucagon và insulin mạnh hơn somatostatin. Tương tự như somatostatin, octreotide – thành phần có trong thuốc Mycapssa có khả năng ức chế hormone hoàng thể (luteinizing hormone) làm giảm lưu lượng máu nội tạng, ức chế phóng thích các thành phần như:

  • Serotonin;
  • Gastrin;
  • Peptide vận mạch đường ruột;
  • Secretin;
  • Motilin;
  • Polypeptide tụy.

Thuốc Mycapssa có thể được sử dụng ở người lớn trước đây đã đáp ứng và dung nạp điều trị bằng các chất tương tự somatostatin khác (phiên bản tổng hợp của hormone somatostatin).

3. Chỉ định Mycapssa

Mycapssa là thuốc được chỉ định cho bệnh to cực. Bệnh to cực (Acromegaly) là rối loạn hormone mạn tính ít gặp. Lý do gây ra bệnh to cực là bởi khối u lành tính tuyến yên sản xuất quá mức hormone tăng trưởng (GH) và hormone IGF-1 (insulin-like growth factor-1).

Bệnh to cực với các biểu hiện như:

  • Đau đầu;
  • Đau khớp;
  • Suy giảm thị lực;
  • Phì đại bàn tay/ chân/lưỡi...;

Một số bệnh liên quan đến sự tiến triển của bệnh to cực gồm:

Bệnh to cực có có thể tiến triển trầm trọng đe dọa đến tính mạng, nếu không được điều trị. Do đó, việc dùng Mycapssa là một trong những lựa chọn cho bệnh lý này.

4. Cách dùng – Liều dùng Mycapssa

Dùng Mycapssa an toàn, đạt hiệu quả cần đúng cách, đúng liều.

4.1. Cách dùng Mycapssa

Dùng thuốc Mycapssa chính xác như nhà sản xuất hướng dẫn cũng như tư vấn từ bác sĩ/ dược sĩ của bạn. Thuốc Mycapssa được bào chế dạng viên nén nên bạn có thể dùng bằng cách uống trực tiếp cả viên thuốc với nước.

Để đảm bảo công dụng của thuốc Mycapssa bạn nên uống khi đói hoặc trước khi ăn 1 hoặc 2h sau bữa ăn.

4.2. Liều dùng Mycapssa

Liều lượng thuốc Mycapssa dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn, phản ứng với điều trị, xét nghiệm và các loại thuốc khác mà bạn có thể đang dùng. Liều dùng Mycapssa theo khuyến cáo như sau:

  • Liều Mycapssa là 40 mg uống mỗi ngày x 2 lần, mỗi lần 20 mg. Điều chỉnh tăng liều khi dùng Mycapssa có thể 20mg/ lần, không vượt quá 80mg Mycapssa/ ngày. Với các đối tượng đặc biệt như bệnh thận giai đoạn cuối, liều dùng Mycapssa theo khuyến cáo là 20mg x ngày 1 lần.
  • Dựa theo mức độ IGF-1 và triệu chứng của bệnh nhân có thể tăng liều dần mỗi 20 mg. Liều tối đa được khuyến cáo là 80 mg mỗi ngày. Điều chỉnh Mycapssa theo liều duy trì dựa trên mức độ IGF-1 và triệu chứng của bệnh nhân và khả năng dung nạp.

5. Quá liều và xử trí Mycapssa

Nếu bạn sử dụng Mycapssa gặp phải tình trạng quá liều có biểu hiện như:

  • Ngất xỉu;
  • Khó thở;
  • ...

Cần lập tức gọi cho bác sĩ, đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí quá liều thuốc Mycapssa

6. Chống chỉ định Mycapssa

Thuốc Mycapssa không dùng cho các đối tượng dị ứng/ quá mẫn với các thành phần có trong Mycapssa

7. Tác dụng phụ Mycapssa

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Mycapssa gồm:

7.1. Các vấn đề về túi mật

Mycapssa có thể gây ra vấn đề với túi mật. Báo cho bác sĩ nếu bạn gặp phải các triệu chứng:

  • Đau đột ngột bụng trên bên phải, vai phải, hai bả vai;
  • Vàng da;
  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Buồn nôn;
  • ...

Các tác dụng phụ do Mycapssa gây ra có thể xảy ra ở túi mật.

7.2. Đường trong máu

Thuốc Mycapssa có thể khiến lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết), lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) hoặc bệnh tiểu đường. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ về lượng đường trong máu để được tư vấn, điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.

7.3. Tuyến giáp

Tác dụng phụ của Mycapssa có thể ngăn tuyến giáp của bạn giải phóng hormone tuyến giáp dẫn đến suy giáp. Do đó, khi sử dụng Mycapssa bạn cần được kiểm tra thường xuyên chức năng tuyến giáp trong quá trình điều trị.

7.4. Nhịp tim

Bạn có thể gặp phải tình trạng tim đập nhanh, nhịp tim không đều khi dùng Mycapssa.

Một số tác dụng phụ phổ biến khi dùng Mycapssa gồm:

  • Đau đầu;
  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Đau khớp;
  • Mệt mỏi;
  • Đổ mồ hôi;
  • ...

Đây không phải là tất cả các tác dụng phụ khi dùng Mycapssa có thể xảy ra. Khi dùng Mycapssa bạn cần theo dõi và thông báo cho bác sĩ/ dược sĩ về các tác dụng phụ để được xử trí.

8. Tương tác Mycapssa

Tương tác thuốc Mycapssa cũng có thể xảy ra. Do đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ tất cả các thuốc bạn đang dùng, đã dùng trong thời gian gần đây khi có chỉ định Mycapssa. Bởi thuốc có thể thay đổi cách thức hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của Mycapssa mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

9. Cảnh bảo và thận trọng Mycapssa

Một số cảnh báo và thận trọng cũng được nhà sản xuất đưa ra khi dùng Mycapssa. Trước khi dùng thuốc Mycapssa bạn cần cho bác sĩ biết một số bệnh nền như:

  • Bệnh gan;
  • Bệnh thận;

Ngoài ra, bạn cũng cần cho bác sĩ biết các thuốc bạn đang sử dụng khi dùng Mycapssa. Cho bác sĩ/ nhân viên y tế biết bạn đang dùng Mycapssa khi có các chỉ định xét nghiệm.

10. Phụ nữ có thai, cho con bú, lái xe và vận hành máy dùng Mycapssa

  • Mycapssa không dùng khi mang thai
  • Phụ nữ cho con bú không dùng thuốc Mycapssa;
  • Lái xe và vận hành máy móc có thể dùng thuốc Mycapssa;

Tóm lại, thuốc Mycapssa là thuốc trị bệnh to cực .Để đảm bảo dùng thuốc Mycapssa an toàn cần có sự tư vấn, hướng dẫn từ bác sĩ/ dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan