Thuốc Acamprosate: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Acamprosate được sử dụng để giúp những người đã từng nghiện rượu để tránh uống rượu trở lại. Thuốc Acamprosate hoạt động bằng cách giúp não của những người đã uống một lượng lớn rượu hoạt động bình thường trở lại và có sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên thuốc này không tham gia vào việc ngăn chặn các triệu chứng cai nghiện mà mọi người có thể gặp phải khi ngừng uống rượu.

1. Liều lượng và cách dùng Acamprosate

Như đã nói ở trên Acamprosate là thuốc được sử dụng cùng với tư vấn và hỗ trợ xã hội để giúp những người đã ngừng uống một lượng lớn rượu (nghiện rượu) tránh uống rượu trở lại.

>>> Các giai đoạn của nghiện rượu

Acamprosate được biết đến dưới dạng viên nén giải phóng chậm hàm lượng 333 mg dùng đường uống. Thường được kê đơn sử dụng 3 lần một ngày, để dễ dàng nhớ việc dùng thuốc, các bác sĩ khuyên nên dùng thuốc vào các buổi sáng - trưa - tối, thuốc có thể không dùng cùng bữa ăn. Không dùng nhiều hoặc ít hơn liều bác sĩ kê đơn cho bạn. Nuốt toàn bộ viên thuốc, không nhai, tách hay nghiền nát chúng.

Liều lượng ở mỗi bệnh nhân sẽ có liều sử dụng khác nhau, lượng thuốc bạn đang dùng tùy thuộc vào độ mạnh của thuốc. Số liều bạn dùng mỗi ngày, thời gian cho phép giữa các liều và khoảng thời gian bạn dùng thuốc tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng thuốc của bạn.

Ví dụ: Với bệnh nhân rối loạn chức năng thận trung bình (CrCl từ 30 đến 50 mL / phút)

  • Liều ban đầu: 333 mg uống 3 lần mỗi ngày
  • Liều duy trì: 333 mg - 666 mg uống 3 lần mỗi ngày

Nên bắt đầu dùng thuốc càng sớm càng tốt sau thời gian cai rượu, và sau khi bạn đã kiêng rượu. Tiếp tục duy trì dùng Acamprosate ngay cả trong trường hợp tái phát.

Lưu ý Acamprosate chỉ là một phần của chương trình điều trị hoàn chỉnh bao gồm hỗ trợ tư vấn và tiếp tục kiêng rượu. Dùng thuốc chỉ là một phần, điều quan trọng để bỏ được rượu phần lớn là do ý chí của bạn.

2. Chống chỉ định và các lưu ý trước khi sử dụng thuốc

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên tờ rơi kèm theo thuốc

  • Không dùng thuốc khi bạn bị bệnh thận nặng, trầm cảm hoặc có suy nghĩ tự tử
  • Thông báo cho bác sĩ biết về việc bạn bị dị ứng với Acamprosate hay bất kỳ thành phần nào của thuốc. Kèm theo bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà bạn đang gặp phải bao gồm cả các phẫu thuật, dự định mang thai hoặc đang có thai...; những loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn, vitamin và chất bổ sung thảo dược.
  • Tốt hơn hết bạn nên ngừng uống thuốc trước khi dùng thuốc. Acamprosate chưa được chứng minh vẫn có hiệu quả nếu bạn vẫn đang uống rượu khi dùng thuốc.
Thuốc Acamprosate
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc

3. Tác dụng phụ

3.1. Tác dụng phụ cần chăm sóc y tế

Triệu chứng cần can thiệp y tế ngay:

  • Bỏng, ngứa ran hoặc tê ở bàn tay, bàn chân, cánh tay hoặc chân
  • Phát ban

Triệu chứng hay gặp:

  • Cảm giác buồn bã hoặc trống rỗng cùng cực
  • Lo lắng sợ hãi
  • Trầm cảm nặng

Triệu chứng của quá liều:

  • Đau bụng
  • Táo bón hay tiêu chảy
  • Lú lẫn, lời nói không mạch lạt
  • Đi tiểu nhiều
  • Yếu cơ
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi bất thường
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Sút cân
  • Đau lưng, đau khớp hay cơ bắp
  • Liệt dương hoặc mất hứng thú trong quan hệ tính dục

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào trên đây, bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ của bạn hoặc tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và thăm khám kịp thời

3.2. Tác dụng phụ không cần chăm sóc y tế

Triệu chứng hay gặp:

  • Chán nản, cảm thấy buồn, cáu gắt, không thấy hứng thú, lo lắng
  • Chán ăn, mệt mỏi
  • Khó ngủ
  • Khó tập trung
  • Vấn đề về trí nhớ hay suy nghĩ

Triệu chứng ít phổ biến:

  • Đầy hơi, dư thừa khi ga trong dạ dày và ruột
  • Chóng mặt
  • Đổ mồ hôi
  • Khô miệng
  • Ngứa da
  • Cảm giác bỏng, kiến bò, tê, kim châm, hoặc nóng ran trên da.

Những tác dụng phụ này không cần can thiệp y tế và có thể biến mất khi cơ thể bạn đã thích nghi với việc dùng thuốc. Nếu bạn cảm thấy quá khó chịu hãy tham khảo tư vấn của các chuyên gia y tế.

Thuốc Acamprosate
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào trên đây, hãy thăm khám bác sĩ ngay

4. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm nhiệt và ánh sáng trực tiếp. Tốt hơn hết nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn cách bảo quản thuốc đúng nhất.
  • Để thuốc tại nơi an toàn , tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
  • Không sử dụng thuốc đã hết hạn, biến chất hay khi không còn cần tới thuốc.
  • Không vứt thuốc vào nhà vệ sinh hoặc xả theo đường ống nước thải.

5. Xử lý khi quên thuốc

Nếu bạn bỏ lỡ một liều, hãy dùng nó ngay khi bạn nhớ ra. Nếu đã muộn hoặc gần thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và uống thuốc như bình thường. Đừng gấp đôi liều sẽ gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

6. Lưu ý khi dùng thuốc

  • Ngoài đồ uống, rượu được tìm thấy trong nhiều sản phẩm khác. Đọc danh sách các thành phần trên thực phẩm và các sản phẩm khác trước khi sử dụng sẽ giúp bạn tránh được rượu. Không sử dụng thực phẩm có chứa cồn như nước sốt và giấm.
  • Bạn hoặc gia đình của bạn nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng của bệnh trầm cảm như cảm giác buồn bã, lo lắng, tuyệt vọng, tội lỗi, vô dụng hoặc bất lực; mất hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động bạn đã từng yêu thích; thiếu năng lượng; khó tập trung, cáu gắt; các vấn đề về giấc ngủ; thay đổi cảm giác thèm ăn hoặc cân nặng; bồn chồn; hoặc suy nghĩ về việc làm hại, tự sát, lên kế hoạch tự tử hoặc cố gắng làm như vậy.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe trong thời gian sử dụng thuốc để xem các vấn đề và các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt hay tình trạng không tỉnh táo ở một số người. Vậy nên không lái xe hoặc hoạt động nguy hiểm trong thời gian sử dụng thuốc.
  • Không sử dụng thuốc của người khác hay cho người khác sử dụng thuốc của bạn ngay cả khi họ có triệu chứng giống bạn.
  • Không hút thuốc lá khi dùng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, drugs.com, medlineplus.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan