Thuốc Crazestine: Công dụng và liều dùng

Thuốc Crazestine nằm trong nhóm thuốc điều trị dị ứng và quá mẫn có liên quan đến histamin. Công dụng thuốc Crazestine cụ thể là điều trị bệnh mày đay mãn tính, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng.

1. Thuốc Crazestine là thuốc gì?

Thuốc Crazestine có thành phần chính là Loratadine, được bào chế dưới dạng viên nén, mỗi viên chứa 10mg Loratadine. Crazestine được dùng trong điều trị dị ứng và các tình trạng quá mẫn liên quan đến histamin.

2. Công dụng thuốc Crazestine

Thuốc Crazestine giúp làm giảm các triệu chứng của các tình trạng sau:

thuoc-crazestine-cong-dung-va-lieu-dung-1
Thuốc Crazestine được sử dụng trong điều trị mày đay

3. Liều dùng thuốc Crazestine

Tùy vào từng đối tượng, độ tuổi sử dụng, liều dùng thuốc Crazestine cụ thể như sau:

  • Người lớn, trẻ >12 tuổi: 1 viên Crazestine 10mg/lần/ngày.
  • Trẻ từ 2 - 12 tuổi, cân nặng >30kg: 1 viên Crazestine 10mg/lần/ngày.
  • Trẻ từ 2 - 12 tuổi, cân nặng <30kg: 1/2 viên Crazestine 10mg/lần/ngày
  • Người bị suy gan hoặc suy thận mức độ nặng: từ 1/2 - 1 viên Crazestine 10mg/2 ngày/lần.

4. Dùng thuốc Crazestine có bị tác dụng phụ không?

Khi dùng thuốc Crazestine có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Mệt mỏi, đau nhức đầu.
  • Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
  • Mạch đập nhanh, ngất xỉu.

Tùy vào liều lượng sử dụng, các tác dụng phụ có thể xảy ra với mức độ từ hiếm gặp đến phổ biến, cụ thể:

  • Nếu dùng thuốc Crazestine theo liều khuyến cáo (1/2 - 1 viên/ngày), không thấy các tác dụng phụ xuất hiện .
  • Nếu sử dụng Crazestine liều cao (trên 10mg/ngày, nhiều hơn 1 viên/ngày), người dùng có thể gặp các biểu hiện như khô miệng, nhức đầu (thường gặp), chóng mặt, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc (ít gặp hơn), buồn nôn, mạch và tim đập nhanh, choáng phản vệ, xuất hiện mày đay, trầm cảm (hiếm gặp).

Khi dùng thuốc Crazestine quá liều và xuất hiện một số tác dụng không mong muốn nêu trên, người dùng cần được xử trí điều trị làm giảm các triệu chứng ngay lập tức, đồng thời kết hợp với các phương pháp hỗ trợ khác.

Với trường hợp quá liều cấp, có thể dùng siro ipeca để gây nôn và làm sạch dạ dày, sau đó ngăn chặn sự hấp thu Loratadine bằng than hoạt.

Trường hợp không thể dùng siro ipeca để gây nôn do người dùng bị ngất, co giật hoặc mất phản xạ nôn, hoặc đã áp dụng nhưng không hiệu quả, có thể dùng dung dịch NaCl 0,9% để rửa dạ dày, đồng thời tiến hành đặt ống nội khí quản để ngăn ngừa tình trạng hít dịch dạ dày.

thuoc-crazestine-cong-dung-va-lieu-dung-2
Dùng thuốc Crazestine theo chỉ định của bác sĩ

5. Những lưu ý khi dùng thuốc Crazestine

Người dùng thuốc Crazestine cần lưu ý những thông tin sau:

  • Nếu người dùng bị suy thận hoặc suy gan nặng cần uống liều thấp theo khuyến cáo.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi uống thuốc để hạn chế nguy cơ sâu răng và khô miệng, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai cần dùng thuốc với liều thấp nhất và theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
  • Mẹ cho con bú uống thuốc Crazestine có thể bài tiết Loratadin và descarboethoxyloratadin (chất chuyển hóa) qua sữa mẹ, do đó cần dùng liều thấp và chỉ dùng trong thời gian ngắn.
  • Crazestine có thể tương tác với những thuốc sau và làm tăng nồng độ Loratadine trong máu như Cimetidin, Ketoconazol, Erythromycin, CYP3A4, .... Vì vậy cần thận trọng và thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng trước khi dùng thuốc Crazestine.

Thuốc Crazestine được dùng trong điều trị các bệnh lý dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng ở da, mày đay mãn tính với liều dùng thông thường là 1 viên 10mg 1 ngày.

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan