Thuốc Dextromethorphan: Tác dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng

Bài viết bởi Dược sĩ Hoàng Nguyễn Kim Thoa - Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Dextromethorphan có tác dụng giảm ho thông qua việc ức chế trung tâm ho trên hành tủy. Thuốc thường được dùng phối hợp với các thuốc khác để giảm ho trong viêm nhiễm đường hô hấp, ho do kích ứng phế quản. Thuốc không có tác dụng long đờm.

1. Dextromethorphan có tác dụng gì?

Ho là một phản xạ của cơ thể giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất kích thích hoặc là một trong các biểu hiện của bệnh lý. Ho có thể là biểu hiện của bệnh lý đường hô hấp nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý khác, như trào ngược dạ dày thực quản, suy tim. Bác sĩ cần đánh giá toàn bộ biểu hiện lâm sàng và các thông số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để có thể chẩn đoán đúng bệnh. Bạn không nên tự ý sử dụng dextromethorphan để giảm ho khi chưa biết rõ nguyên nhân. Thuốc không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây ho. Nếu sử dụng không đúng có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.

2. Dạng dùng và hàm lượng thường gặp

Thuốc được bán trên thị trường ở dạng viên nén hoặc siro. Thuốc có thể được bào chế ở dạng đơn độc (chỉ có 1 thành phần dextromethorphan) hoặc kết hợp với nhiều thành phần khác. Hàm lượng của thuốc cũng khá đa dạng với viên nén 10 - 60mg hoặc siro với nồng độ dextromethorphan 5mg/5ml; 7,5mg/5ml; 30mg/5ml...

Thuốc
Hiện tại, trên thị trường thuốc được điều chế dưới dạng viên nén và siro

3. Liều dùng của dextromethorphan

Thuốc có nhiều hàm lượng và dạng bào chế khác nhau trên thị trường. Bạn cần sử dụng theo liều được kê đơn và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm trước khi dùng

Liều dùng thông thường của dextromethorphan:

  • Người lớn (và trẻ em ≥12 tuổi): 10 – 20mg mỗi 4 giờ hoặc 20-30mg mỗi 6-8 giờ. Tối đa 120mg/ngày
  • Trẻ em < 6 tuổi: 5mg mỗi 4 giờ, không vượt quá 6 liều trong 24 giờ. Tối đa 30mg/ngày
  • Trẻ em <12 tuổi: 10mg mỗi 4 giờ, không vượt quá 6 liều trong 24 giờ. Tối đa 60mg/ngày

Thuốc không dùng cho trẻ <2 tuổi do nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

4. Tác dụng phụ của dextromethorphan

Ở liều dùng thông thường, thuốc dung nạp tốt, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, bồn chồn, lo lắng, buồn nôn, nôn, kích ứng đường tiêu hóa, mệt mỏi. Tác dụng phụ buồn ngủ có thể thường gặp khi sử dụng các chế phẩm siro kết hợp các thành phần gây buồn ngủ khác.

Thông thường, các tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ và thoáng qua. Nếu các tác dụng phụ gây cảm giác khó chịu hoặc kéo dài, bạn nên báo bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và theo dõi kịp thời.

Trong trường hợp bạn có các biểu hiện dị ứng sau khi dùng thuốc cần báo ngay bác sĩ (Biểu hiện dị ứng như: mẩn ngứa, mày đay, khó thở, khó nuốt, sưng phù môi, mặt, lưỡi...)

Ù tai chóng mặt
Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi sử dụng thuốc như: chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, bồn chồn,...

5. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ, không tự ý dùng thuốc. Bạn không tự ý tăng liều thuốc nếu triệu chứng ho không được cải thiện, không nên dùng thuốc kéo dài hơn liệu trình bác sĩ kê đơn cho bạn. Sử dụng thuốc quá liều có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn.

Thuốc có thể dùng trước ăn hoặc sau ăn, nếu bạn cảm thấy kích ứng đường tiêu hóa, nên sử dụng thuốc sau bữa ăn.

Thuốc có thể tương tác với các thuốc khác. Để tránh mọi tác dụng bất lợi có thể xảy ra, bạn cần trao đổi với bác sĩ, dược sĩ về bệnh lý và các thuốc mạn tính bạn đang sử dụng. Đặc biệt, các thuốc điều trị parkinson, các thuốc điều trị trầm cảm hay chống rối loạn tâm thần trong vòng 14 ngày trước khi sử dụng dextromethorphan cũng cần được trao đổi để được tư vấn phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

341K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • tanarhunamol
    Công dụng thuốc Tanarhunamol

    Thuốc Tanarhunamol được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Paracetamol, Dextromethorphan và Clorpheniramin maleat. Thuốc được sử dụng trong điều trị triệu chứng cho bệnh nhân bị cảm cúm.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • andehist
    Công dụng thuốc Andehist DM NR Syrup

    Thuốc Andehist DM NR Syrup là một loại thuốc với thành phần kết hợp, được chỉ định để làm giảm các triệu chứng bệnh lý đường hô hấp trên. Cùng tìm hiểu về thành phần và công dụng của thuốc ...

    Đọc thêm
  • Rhutazil
    Công dụng thuốc Rhutazil

    Rhutazil có chứa các thành phần là Acetaminophen 500mg, Loratadin 5mg, Dextromethorphan HBr 7.5 mg dưới dạng viên nén, có tác dụng làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nghẹt ...

    Đọc thêm
  • Sofgard
    Công dụng thuốc Sofgard

    Thuốc Sofgard là thuốc được chỉ định trong điều trị triệu chứng ho do họng và phế quản bị kích thích. Thuốc đang lưu hành trên thị trường với số đăng ký VN-12092-11.

    Đọc thêm
  • Nobesta
    Công dụng thuốc Nobesta

    Thuốc Nobesta là thuốc kê đơn, được chỉ định điều trị chứng ho trong cảm lạnh, ho gà, ho do kích thích họng. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Nobesta, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn ...

    Đọc thêm