Thuốc Docusil: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Docusil hay bản chất là Docusate là một chất làm mềm phân. Cơ chế tác dụng của thuốc làm cho nhu động ruột nhẹ nhàng và đại tiện sẽ dễ dàng hơn. Theo đó, thuốc Docusil được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa táo bón, giúp làm giảm đau hoặc tổn thương trực tràng do phân cứng hoặc gặp căng thẳng khi đi tiêu. Tuy nhiên, cần tuân thủ chỉ định, liều lượng trên nhãn thuốc để việc dùng thuốc được an toàn.

1. Thuốc Docusil là thuốc gì?

Thuốc Docusil có chứa thành phần là docusate. Đây là một chất làm mềm phân được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa táo bón ở người lớn và bệnh nhi.

Docusate ban đầu được trình bày trên thị trường là muối dioctyl sulfosuccinate nhưng sau đó tên chung được rút ngắn thành phiên bản hiện tại. Các dạng muối khác của docusate, ví dụ như docusate natri, docusate kali, hoặc docusate canxi, cũng được xem là có thể thay thế cho nhau về mặt lâm sàng và hiệu quả điều trị táo bón. Cơ chế tác dụng của liệu pháp này như một chất hoạt động bề mặt trên niêm mạc ruột, tăng cường hấp dẫn chất béo và nước thẩm thấu ngược qua thành ruột và đi vào chất thải rắn. Hệ quả là phân trong khung đại tràng sẽ mềm hơn, người bệnh dễ đi tiêu ra ngoài, vừa cải thiện được tình trạng táo bón và vừa tránh tổn thương niêm mạc ruột.

2. Cách sử dụng thuốc Docusil như thế nào?

Chế phẩm viên nén hay viên nang uống được sử dụng qua đường miệng với một cốc nước đầy và giữ nguyên hình dạng viên để đem lại hiệu quả tác dụng tốt nhất, không nhai, nghiền nát hay phá vỡ cấu trúc của viên thuốc. Ngược lại, với dạng bào chế là chất lỏng hay siro, cách dùng cũng bằng đường uống. Đây là hình thức thường dùng cho trẻ em. Khi lấy thuốc cho trẻ, cha mẹ hay người chăm sóc cần đo lường theo liều lượng chính xác như thông tin trên nhãn thuốc hay chỉ định của bác sĩ bằng thiết bị đo lường đã được hiệu chuẩn. Lượng thuốc lấy ra nên được pha với 200ml nước lọc, nước hoa quả hoặc sữa để giảm bớt vị đắng và ngăn ngừa kích ứng cổ họng.

Đối với các dạng bào chế dùng qua trực tràng, người bệnh nên nằm nghiêng về bên trái, đầu gối gập lại và để tay thoải mái. Ngoài ra, bệnh nhân có thể quỳ gối, sau đó cúi đầu và ngực về phía trước cho đến khi phần bên trái của khuôn mặt nằm trên một bề mặt với hai tay khoanh lại một cách thoải mái. Mở ống chứa thuốc Docusil bằng cách vặn và tháo đầu nắp. Sau đó có thể làm ẩm trục của ống bằng nước hay bôi chất bôi trơn vào vùng hậu môn trước khi đưa ống thuốc. Giữ của ống thuốc trùng với trục của ống trực tràng và cùng lúc bóp ống thuốc cho đến hết thuốc chứa bên trong. Vẫn giữ áp lực bóp ống thuốc cho đến khi đưa ống thuốc hoàn toàn ra khỏi trực tràng. Ép mông che khít hậu môn tránh thuốc chảy ra ngoài. Sau đó, vùng chậu sẽ có phản xạ đại tiện và người bệnh có thể đi tiêu.

3. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Docusil?

Các chất làm mềm phân như thuốc Docusil hay docusate hiếm khi gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc Docusil, một số bệnh nhân đôi khi cũng gặp phải triệu chứng khó chịu như chuột rút, đau quặn bụng, ăn kém và tiêu phân lỏng. Kích ứng cổ họng cũng đã được báo cáo sau khi uống các chế phẩm dạng lỏng của docusate, đặc biệt nếu chưa được pha loãng đúng cách trước khi dùng. Tương tự như vậy, tình trạng kích ứng trực tràng cũng có thể xảy ra với các chế phẩm dùng trực tràng, nếu xuất hiện kích ứng hoặc phát ban xung quanh hậu môn, hãy ngừng sử dụng.

Bên cạnh đó, phát ban R (không xác định) cũng đã được báo cáo với tất cả các dạng bào chế của docusate nhưng chưa xác định được tỷ lệ mắc phải.

Thuốc Docusil có thể gây tình trạng chán ăn cho người bệnh
Thuốc Docusil có thể gây tình trạng chán ăn cho người bệnh

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Docusil?

Trước khi tự điều trị bằng thuốc nhuận tràngthuốc Docusil hay các chế phẩm từ docusate nói chung, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu tự nhận thấy sự thay đổi đột ngột trong thói quen đại tiện kéo dài trong hai tuần. Đồng thời, bệnh nhân không nên sử dụng sản phẩm này trong thời gian kéo dài hơn một tuần mà không có sự tư vấn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Người bệnh cũng không nên sử dụng thuốc Docusil khi vừa có tình trạng táo bón, vừa bị đau bụng, buồn nôn và nôn ói. Ngoài ra, nếu thuốc Docusil không tạo ra được nhu động ruột sau khi sử dụng hoặc nếu xảy ra chảy máu đường tiêu hóa từ trực tràng, bệnh nhân nên được hướng dẫn ngừng sử dụng các loại thuốc nhuận tràng nói chung và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Nếu tiếp tục có thể cho thấy tình trạng nghiêm trọng, cần phải can thiệp chuyên biệt.

Nếu chọn sử dụng dạng chế phẩm thuốc Docusil dùng qua trực tràng, bệnh nhân nên được khuyến khích làm theo các kỹ thuật dùng thuốc thích hợp, nếu thụt tháo không đúng cách có thể dẫn đến trầy xước hay tổn thương niêm mạc trực tràng. Đối với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng trực tràng, bao gồm táo bón mạn tính và cả mất cảm giác, cần phải khám chuyên khoa trực tràng hậu môn để được bác sĩ kiểm tra và có những chỉ định phù hợp.

Tóm lại, thuốc Docusil chứa thành phần là docusate, một thuốc của nhóm thuốc nhuận tràng và thường được chỉ định cho việc điều trị táo bón. Mặc dù là thuốc không kê toa, người bệnh cần sử dụng phù hợp với bệnh cảnh, không nên dùng docusate nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bị tắc nghẽn đường ruột cũng như đang bị buồn nôn, nôn ói hoặc đau dạ dày nghiêm trọng. Đồng thời, trong các trường hợp táo bón nghi ngờ do bệnh lý, cần chủ động thăm khám để được điều trị tích cực từ đầu, tránh tự ý sử dụng thuốc Docusil kéo dài mà không có dấu hiệu cải thiện sẽ dẫn đến nguy hiểm cho người bệnh.

Khi đã hiểu rõ Docusil có tác dụng gì cũng như cơ chế và cách thức hoạt động của thuốc, bạn nên chú ý trong quá trình sử dụng để việc điều trị mang đến hiệu quả cao cũng như hạn chế những tác dụng phụ.

Nếu có những thắc mắc hay các vấn đề cần tư vấn, khách hàng có thể chia sẻ thông tin và gửi câu hỏi tới website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được giải đáp, tư vấn bởi các bác sĩ giàu chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com - wellrx.com - drugs.com - cnyfamilycare.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

315 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan