Thuốc hạ cholesterol (LDL)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Dương Thu Hương - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Các thuốc hạ cholesterol có thể dùng phối kết hợp với nhau để giúp LDL về được đích mong muốn. Bộ mỡ máu nên được đánh giá định kỳ mỗi 4-12 tuần, đặc biệt lúc mới bắt đầu sử dụng thuốc để theo dõi và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC) có 4 nhóm đối tượng nên được dùng thuốc hạ cholesterol, bao gồm:

  • Bệnh nhân có tiền sử tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đau thắt ngực không ổn định do xơ vữa, etc.
  • Bệnh nhân có chỉ số LDL ở mức rất cao > 5 mmol/L.
  • Bệnh nhân tiểu đường độ tuổi từ 40 trở lên.
  • Bệnh nhân từ 40 trở lên có yếu tố nguy cơ tim mạch cao (nguy cơ tim mạch 10 năm >7.5%) như: cao huyết áp, hút thuốc, béo phì, etc.

Thuốc hạ cholesterol đang lưu hành tại Việt Nam được chia làm 3 nhóm thuốc chính và được trình bày cụ thể dưới đây:

1. Statin

  • Công dụng: Statin là thuốc đầu tay để hạ cholesterol. Statin ức chế enzyme tổng hợp cholesterol HMG-CoA reductase, giúp hạ LDL xuống 18-55% phụ thuộc vào thuốc và liều dùng. Statin cũng có thể tăng HDL lên 15% cũng như hạ TG 7-30%. Hiệu quả hạ TG phụ thuộc vào ngưỡng TG trước khi sử dụng thuốc, với hiệu quả cao hơn ở người có triglyceride cao.
  • Lưu ý khi dùng thuốc: Tác dụng phụ quan trọng của statin bao gồm tăng men gan và đau cơ. Men gan nên được kiểm tra trước khi bắt đầu sử dụng statin và khi có các dấu hiệu bất thường. Bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu bất thường về gan như mệt nhiều, da vàng, nước tiểu đậm để phát hiện và báo bác sĩ kịp thời. Đau cơ là tác dụng phụ thường xảy ra ở statin, có thể giảm liều để làm giảm tác dụng đau cơ. Trong những trường hợp hiếm gặp, statin có thể dẫn đến tiêu cơ vân. Vì vậy khi thấy đau mỏi 2 chi bất thường nên đến khám BS để kịp thời theo dõi, tránh dừng thuốc không theo chỉ định.
Statin
Statin là thuốc đầu tay để hạ cholesterol trong y học hiện nay

2. Ezetimibe

  • Công dụng: Ezetimibe ức chế hấp thu cholesterol ở ruột, làm giảm LDL từ 13-20%. Thuốc không có nhiều tác dụng trên TG (giảm 5-11%) và HDL (tăng 3-5%). Ezetimibe khi dùng cùng statin có thể làm tăng hiệu quả giảm cholesterol trong trường hợp không đáp ứng với liều tối đa có thể dung nạp của statin.
  • Lưu ý khi dùng thuốc: Ngoài một số tác dụng phụ giống với statin như đau cơ, tăng men gan, ezetimibe có thể có các tác dụng trên đường tiêu hóa như tiêu chảy. Tuy nhiên thông thường ezetimibe thường khá dễ dung nạp.

3. Nhựa mật

  • Công dụng: Nhựa mật bám vào acid mật, làm chất giúp hấp thụ cholesterol và giúp giảm LDL 15-30%. Tuy có tác dụng hạ LDL, nhựa mật có thể làm tăng TGs, đặc biệt ở những người có triglyceride cao.
  • Lưu ý khi dùng thuốc: Nhựa mật là nhóm thuốc an toàn do chỉ có tác dụng khu trú trên hệ tiêu hoá mà không hấp thu vào hệ tuần hoàn. Nhựa mật là nhóm thuốc mỡ máu duy nhất an toàn dùng được cho phụ nữ có. Do acid mật có vai trò hấp thu các vitamin hòa tan trong chất béo, việc dùng nhựa mật có thể làm giảm hấp thụ các vitamin này cũng như ảnh hưởng đến sự hấp thụ của các thuốc. Vì vậy không dùng nhựa mật cho đối tượng bệnh nhân có TG >3.39

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: ACC/AHA 2018, PSAP 2019

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan