Thuốc Hydrochlorothiazide: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Hydrochlorothiazide là thuốc lợi tiểu thiazide được kê đơn phổ biến nhất với chỉ định để điều trị phù và tăng huyết áp. Việc sử dụng hydrochlorothiazide là phổ biến nhưng sau này giảm dần, thay thế cho các chất ức chế men chuyển hay thuốc chẹn thụ thể angiotensin II với các bằng chứng bảo vệ tim mạch rõ ràng hơn.

1.Công dụng, chỉ định của thuốc Hydrochlorothiazide

Thuốc hydrochlorothiazide là một thuốc thuộc nhóm thuốc lợi tiểu. Thuốc được sử dụng như một biện pháp đơn trị liệu hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh lý tăng huyết áp. Bên cạnh đó, một chỉ định của thuốc Hydrochlorothiazide là còn được sử dụng để làm giảm phù. Đây là tình trạng giữ nước, lưu lại một lượng chất lỏng dư thừa trong các mô cơ thể do các vấn đề y tế khác nhau, bao gồm bệnh tim, thận và gan. Tương tự, thuốc Hydrochlorothiazide cũng giúp điều trị phù nề do sử dụng một số loại thuốc bao gồm estrogen và corticosteroid.

XEM THÊM: Thuốc điều trị tăng huyết áp, vì sao phải uống lâu dài?

Cách giảm phù chân giúp bà bầu dễ chịu
Thuốc Hydrochlorothiazide sử dụng giúp giảm phù

2.Những thận trọng khi dùng thuốc hydrochlorothiazid

Ở những bệnh nhân bị bệnh thận, thiazide có thể làm kết tủa tăng ure huyết. Tác dụng tích lũy của thuốc có thể phát triển ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. Thiazide nên được sử dụng thận trọng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan hoặc bệnh gan tiến triển, vì những thay đổi nhỏ của cân bằng chất lỏng và điện giải có thể dẫn đến hôn mê gan.

Theo đó, Thiazide có thể thêm vào hoặc tăng cường hoạt động của các thuốc hạ huyết áp khác. Phản ứng nhạy cảm có thể xảy ra ở những bệnh nhân có hoặc không có tiền sử dị ứng hoặc hen phế quản. Khả năng xảy ra đợt cấp hoặc kích hoạt bệnh lupus ban đỏ hệ thống đã được báo cáo khi dùng thuốc hydrochlorothiazid.

Bệnh tăng nhãn áp: Hydrochlorothiazide, một sulfonamide, có thể gây ra một phản ứng riêng, dẫn đến giảm thị lực thoáng qua cấp tính và góc đóng cấp tính trong bệnh tăng nhãn áp. Các triệu chứng bao gồm khởi phát cấp tính giảm thị lực hoặc đau mắt và thường xảy ra trong vòng vài giờ đến vài tuần sau khi bắt đầu sử dụng thuốc. Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính không được điều trị có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Điều trị chính là ngừng hydrochlorothiazide càng nhanh càng tốt. Điều trị y tế hoặc phẫu thuật kịp thời có thể cần được xem xét nếu nhãn áp vẫn không được kiểm soát. Các yếu tố rủi ro để phát triển bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính có thể bao gồm tiền sử dị ứng sulfonamide hoặc penicillin.

Thuốc Hydrochlorothiazide
Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan cần thận trọng khi dùng thuốc hydrochlorothiazid

Nói chung, tất cả bệnh nhân khi dùng lợi tiểu nói chung, thuốc hydrochlorothiazide nói riêng, nên được đánh giá cân bằng dịch và điện giải. Cần xác định điện giải trong huyết thanh và nước tiểu đặc biệt quan trọng khi bệnh nhân bị nôn ói quá mức. Cảnh báo các dấu hiệu hoặc triệu chứng của tình trạng mất cân bằng chất lỏng và điện giải, bất kể nguyên nhân, bao gồm khô miệng, khát, suy nhược, hôn mê, buồn ngủ, bồn chồn, lú lẫn, co giật, đau cơ hoặc chuột rút, mỏi cơ, hạ huyết áp, thiểu niệu, nhịp tim nhanh và rối loạn tiêu hóa như như buồn nôn và nôn ói.

Hạ kali máu có thể phát triển, đặc biệt khi tăng nhanh với dùng lợi tiểu, khi bị xơ gan nặng hoặc sau dùng thuốc hydrochlorothiazide kéo dài. Hậu quả là có thể gây rối loạn nhịp tim và cũng có thể gây nhạy cảm hoặc phóng đại phản ứng của tim với tác dụng độc hại của digitalis. Hạ kali máu có thể tránh được hoặc điều trị bằng cách sử dụng thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali hoặc kali bổ sung chẳng hạn như thực phẩm có nhiều kali.

Hạ natri máu cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân phù nề hay trong thời tiết nóng bức khi dùng thuốc hydrochlorothiazid; liệu pháp thích hợp là hạn chế nước, thay vì sử dụng muối, ngoại trừ trong một số trường hợp hiếm hoi khi hạ natri máu là đe dọa tính mạng. Lúc này, truyền natri ưu trương là có chỉ định.

XEM THÊM: Nên dùng thuốc Hydrochlorothiazide hay Furosemide hoặc thuốc nào khác cho người bệnh phù chân do suy thận, liều lượng như nào?

Tăng acid uric máu có thể xảy ra hoặc bệnh gút cấp tính có thể khởi phát ở một số bệnh nhân dùng thiazide. Ở bệnh nhân tiểu đường, điều chỉnh liều lượng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết uống có thể được yêu cầu khi dùng kèm với thuốc hydrochlorothiazide do tăng đường huyết có thể xảy ra với thuốc lợi tiểu thiazide. Do đó, bệnh đái tháo đường tiềm ẩn có thể trở nên biểu hiện trong khi điều trị bằng thiazide.

Tác dụng hạ huyết áp của thuốc hydrochlorothiazid có thể tăng cường ở bệnh nhân sau phẫu thuật cắt giao cảm. Nếu tình trạng suy thận tiến triển trở nên rõ ràng, hãy xem xét ngừng thuốc hydrochlorothiazide. Hơn nữa, thiazide đã được chứng minh là làm tăng bài tiết magie qua nước tiểu; điều này càng có thể dẫn đến hạ huyết áp.

bệnh gout
Một số bệnh nhân dùng thiazide có thể làm khởi phát bệnh gút cấp tính

Ngược lại, thiazide có thể làm giảm bài tiết canxi qua nước tiểu và có thể gây tăng canxi huyết thanh không liên tục, gây rối loạn chuyển hóa canxi. Tăng calci huyết rõ rệt có thể là bằng chứng của cường cận giáp ẩn. Thiazides nên được ngưng trước khi thực hiện các xét nghiệm chức năng tuyến cận giáp. Tăng mức cholesterol và chất béo trung tính có thể kết hợp với liệu pháp lợi tiểu với thuốc hydrochlorothiazid.

3.Phản ứng bất lợi của thuốc hydrochlorothiazid

Các phản ứng bất lợi của thuốc hydrochlorothiazide đã được báo cáo theo từng hệ cơ quan như sau:

  • Toàn thân: Cảm giác yếu cơ
  • Tim mạch: Hạ huyết áp bao gồm cả tư thế đứng. Có thể trầm trọng hơn nếu dùng rượu, barbiturat, ma tuý hoặc thuốc hạ huyết áp khác
  • Tiêu hóa: Viêm tụy, vàng da (trong bệnh gan vàng da do ứ mật), tiêu chảy, nôn mửa, viêm xoang sàng, chuột rút, táo bón, kích ứng dạ dày, buồn nôn, chán ăn.
  • Huyết học: Thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu.
  • Quá mẫn: Phản ứng phản vệ, viêm mạch hoại tử (viêm mạch và viêm mạch da), suy hô hấp bao gồm viêm phổi và phù phổi, nhạy cảm với ánh sáng, sốt, mày đay, phát ban, ban xuất huyết.
  • Chuyển hóa: Rối loạn các chất điện giải, có xu hướng làm tăng đường huyết, xuất hiện đường trong nước tiểu.
  • Cơ xương: Co thắt cơ.
  • Thần kinh: Chóng mặt, dị cảm, nhức đầu, bứt rứt
  • Thận: Suy thận, rối loạn chức năng thận, viêm thận mô kẽ
  • Da: Ban đỏ đa dạng bao gồm cả hội chứng Stevens-Johnson, viêm da tróc vảy như hoại tử biểu bì nhiễm độc, rụng tóc từng mảng.
  • Tiết niệu: giảm ham muốn nam giới
Viêm tụy
Viêm tụy là một phản ứng bất lợi của thuốc hydrochlorothiazide có thể xảy ra

4.Tương tác thuốc với thuốc hydrochlorothiazid

Khi sử dụng đồng thời các loại thuốc sau đây có thể tương tác với thuốc hydrochlorothiazide:

  • Rượu, barbiturat hoặc ma tuý: Làm tăng khả năng bị hạ huyết áp thế đứng.
  • Thuốc trị đái tháo đường (Thuốc uống và Insulin): Điều chỉnh liều lượng của thuốc trị đái tháo đường có thể cần thiết.
  • Thuốc hạ huyết áp khác: Tăng cường tác dụng hạ áp
  • Cholestyramine và Colestipol: Sự hấp thu hydrochlorothiazide bị suy giảm
  • Corticosteroid, ACTH: Tăng khả năng bị rối loạn điện giải, đặc biệt là hạ kali máu.
  • Thuốc giãn cơ xương: Có thể tăng khả năng đáp ứng với thuốc giãn cơ
  • Lithium: Nói chung không nên dùng chung với thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu làm giảm sự thanh thải ở thận của lithium và thêm nguy cơ ngộ độc lithium cao.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Trong một số bệnh nhân, sử dụng nhóm thuốc này có thể làm giảm tác dụng lợi tiểu.

Tóm lại, thuốc Hydrochlorothiazide nằm trong nhóm thuốc được gọi là thuốc lợi tiểu. Với cơ chế làm cho thận loại bỏ nước và muối không cần thiết từ cơ thể vào nước tiểu, thuốc Hydrochlorothiazide được sử dụng để kiểm soát huyết áp cũng như giảm phù. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi sát tình trạng điện giải và kịp thời điều chỉnh cũng như các tác dụng phụ khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, accessdata.fda.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

70.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan