Thuốc Pedialyte: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Pedialyte là nhóm chất điện giải Dextrose. Pedialyte thường được sử dụng để thay thế chất lỏng và khoáng chất như natri, kali của cơ thể bị mất nước trong các trường hợp như tiêu chảy, nôn mửa.

1. Thuốc Pedialyte có tác dụng gì?

Thuốc Pedialyte được sử dụng để bổ sung lượng chất lỏng và khoáng chất, giúp ngăn ngừa hoặc điều trị việc mất quá nhiều nước trong cơ thể (mất nước).

Thuốc cũng chứa lượng chất lỏng và khoáng chất cần thiết để giúp phục vụ cho hoạt động bình thường của cơ thể.

2. Cách sử dụng thuốc Pedialyte

Thuốc dùng với đường uống, có thể sản xuất thuốc ở dạng lỏng hoặc dạng bột Nếu bạn đang sử dụng dạng lỏng thì lắc đều chai thuốc trước khi uống, đối với dạng bột cần trộn thành phần của gói vào nước theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm. Không làm nóng thuốc này trừ khi bao bì sản phẩm nói rằng bạn có thể làm như vậy.

Liều dùng Pedialyte dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng cơ thể của bạn đáp ứng với điều trị. Không uống nước trái cây hoặc ăn thực phẩm có thêm muối trong khi dùng Pedialyte, trừ khi có sự cho phép của bác sĩ. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn xấu đi, như bị đau dạ dày, đau bụng dữ dội, nôn mửa, đi ngoài ra máu, sốt hoặc xuất hiện các dấu hiệu mất nước.

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Pedialyte

Khi dùng thuốc Pedialyte, cơ thể có thể gặp một số tác dụng không mong muốn, bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn nhẹ (những tác dụng này có thể được giảm bớt bằng cách uống thuốc từ từ với một lượng nhỏ bằng thìa).
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm chóng mặt, suy nhược cơ thể, sưng mắt cá chân, sưng bàn chân, thay đổi tâm lý, tâm trạng.
  • Hiếm gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm toàn thân phát ban, ngứa, sưng, chóng mặt kèm theo khó thở.

Đây là thống kê chưa đầy đủ các tác dụng phụ từ thuốc Pedialyte. Nếu bạn gặp phải các tác dụng khác hay các tác dụng trên kéo dài hoặc xấu đi, hãy trao đổi ngay với bác sĩ để tìm hướng giải quyết.

thuốc Pedialyte
Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Pedialyte,

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Pedialyte

Trước khi sử dụng thuốc Pedialyte, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hãy nói với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc hay thành phần có trong thuốc hoặc bất kỳ dị ứng nào khác.
  • Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, bao gồm việc không có khả năng giữ chất lỏng trong dạ dày, khó đi tiểu, tắc nghẽn đường ruột.
  • Trước khi phẫu thuật, hãy nói với bác sĩ hoặc nha sĩ về tất cả các sản phẩm bạn sử dụng, kể cả thuốc Pedialyte không kê đơn và thảo dược.

Nếu là phụ nữ có thai và cho con bú, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

5. Tương tác thuốc

Việc sử dụng chung nhiều loại thuốc có thể làm mất hoặc giảm lợi ích của từng loại thuốc. Do vậy, tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh liều lượng, bao gồm tăng lên hay giảm xuống cũng như kết hợp các thuốc lại với nhau mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc Pedialyte là chất bổ sung khoáng chất (chẳng hạn như kali).

6. Hiện tượng quá liều

Quá liều là hiện tượng người bệnh sử dụng thuốc nhiều hơn chỉ định của bác sĩ. Các triệu chứng của quá liều có thể kể đến như:

  • Khó thở, nhịp tim không đều.
  • Ảo giác.
  • Ngất xỉu.
  • Co giật.

Nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, nơi có độ ẩm cao. Để thuốc xa khỏi trẻ em và vật nuôi. Khi không còn dùng hoặc thuốc hết hạn sử dụng, phải vứt bỏ đúng nơi quy định và theo hướng dẫn của nhà sản xuất để bảo vệ môi trường sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan