Thuốc Vytone: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Vytone có công dụng để điều trị nhiều tình trạng ngoài da, chẳng hạn như bệnh chàm, nhiễm trùng da do nấm, nấm da chân, ngứa ngáy. Thuốc Vytone 1,9% hydrocortisone acetate - 1% Lodoquinol có màu xanh lá cây, dạng kem bôi ngoài da, chứa chiết xuất lô hội. Đây sự kết hợp của chất chống viêm/ chống ngứa và chất kháng nấm/ kháng khuẩn.

1. Tổng quan về thuốc Vytone

Vytone là sự kết hợp của 2 loại thuốc, bao gồm:

  • Lodoquinol là một loại thuốc kháng sinh giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm/ vi khuẩn;
  • Hydrocortisone là một loại corticosteroid nhẹ, giúp giảm sưng, đỏ và ngứa ở vùng da cần điều trị.

Mỗi gam Vytone chứa 19 mg hydrocortisone axetat và 10 mg iodoquinol, ngoài ra có còn có những thành phần bổ sung khác như bột lô hội, glycerin, magie nhôm silicat, nước tinh khiết và SD Alcohol 40B...

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp:

2. Cách sử dụng thuốc Vytone

Thuốc Vytone chỉ sử dụng ngoài da. Đầu tiên, bạn cần vệ sinh sạch và lau khô hoàn toàn khu vực cần điều trị. Sau đó, bôi một lớp mỏng thuốc Vytone lên vùng bị ảnh hưởng và nhẹ nhàng xoa đều, thường với tần suất 3 - 4 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cuối cùng, rửa tay sau khi sử dụng trừ khi bạn đang sử dụng thuốc Vytone để bôi lên tay.

Không nên quấn, che hoặc băng khu vực bôi thuốc nếu bác sĩ không hướng dẫn. Đối với trẻ em, nếu cần điều trị trong vùng quấn tã (mông/ bẹn) thì không mặc tã hoặc quần bó sát sau khi bôi thuốc.

Không bôi thuốc Vytone vào mắt, mũi, miệng hay bên trong âm đạo. Nếu vô tình bị dính thuốc ở những khu vực đó, hãy rửa sạch bằng nhiều nước.

Người bệnh cần chú ý không bôi thuốc thường xuyên hơn hoặc sử dụng lâu hơn chỉ định để tránh làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ. Sử dụng thuốc Vytone đều đặn sẽ giúp phát huy tối đa công dụng. Bôi thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn, tránh quên liều.

Tiếp tục sử dụng thuốc cho đến khi hết liều lượng theo chỉ định, ngay cả khi bạn thấy các triệu chứng đã khỏi sau một vài ngày. Ngừng thuốc quá sớm có thể làm tái phát nhiễm trùng.

Thông báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng bệnh ngoài da của bạn vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí là diễn tiến xấu đi.

Vytone
Thuốc Vytone chỉ sử dụng ngoài da

3. Tác dụng phụ khi bôi thuốc Vytone

Bôi thuốc Vytone có thể khiến da của bạn bị khô. Nếu tình trạng da khô kéo dài hoặc trầm trọng hơn, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ càng sớm càng tốt.

Nhìn chung thì nhiều người sử dụng thuốc Vytone không gặp tác dụng phụ nghiêm trọng. Đặc biệt nếu bạn được kê đơn, bác sĩ đã đánh giá rằng lợi ích điều trị vượt xa nguy cơ tác dụng phụ.

Đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu gặp phải tác dụng phụ không mong muốn với mức độ nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Bôi thuốc Vytone trong thời gian dài hoặc lặp lại cũng có nguy cơ làm xuất hiện những tình trạng nhiễm trùng mới. Đến khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy có triệu chứng mới bất thường trên da.

Rất hiếm khi bôi Vytone gây ra tình trạng sốc phản vệ - một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nếu có, người dùng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Một số triệu chứng cảnh báo sốc phản vệ bao gồm:

  • Da bị phát ban
  • Bị ngứa hoặc sưng, đặc biệt ở vùng mặt, lưỡi và cổ họng
  • Cảm thấy chóng mặt dữ dội
  • Khó thở.

Nếu bạn gặp phải những tác dụng khác chưa được liệt kê trong bài viết, cần liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hỗ trợ.

4. Cảnh báo thận trọng khi dùng Vytone

Trước khi bôi thuốc Vytone, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với;

  • Iodoquinol hoặc hydrocortisone;
  • Các hydroxyquinoline khác (ví dụ: clioquinol)
  • Các corticosteroid khác (ví dụ: triamcinolone
  • Iốt
  • Bất kỳ tình trạng dị ứng nào.

Bác sĩ hoặc dược sĩ cũng cần nắm được tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là:

Bạn cũng cần thận trọng khi tiếp xúc vì thuốc Vytone có thể làm ố quần áo hoặc đổi màu da. Trẻ em có thể dễ gặp tác dụng phụ hơn khi dùng quá nhiều thuốc corticosteroid. Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng Vytone khi thật sự cần thiết và đã được bác sĩ đánh giá những rủi ro cũng như lợi ích. Chưa rõ liệu Vytone có truyền qua sữa mẹ hay không, vì vậy bà mẹ cho con bú vẫn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.

Vytone
Thuốc Vytone được chỉ định cho viêm da dị ứng

5. Tương tác thuốc Vytone

Bác sĩ hoặc dược sĩ có thể đã nắm được những nguy cơ tương tác thuốc có thể xảy ra và đang trong quá trình theo dõi. Vì vậy, không được tự ý bắt đầu hoặc dừng, cũng như thay đổi liều lượng thuốc khi chưa kiểm tra với bác sĩ.

Trước khi bôi thuốc, bạn cũng cần nói với bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các dược phẩm đã, đang và sẽ sử dụng, đặc biệt là các thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (ví dụ: cyclosporine), các sản phẩm corticosteroid khác (ví dụ: prednisone).

Thuốc Vytone có thể làm sai lệch kết quả của một số xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm chức năng tuyến giáp và xét nghiệm phenylketon niệu. Vì vậy bạn cần đảm bảo nhân viên phòng thí nghiệm và tất cả các bác sĩ biết mình đang hoặc đã sử dụng Vytone trong tháng qua.

6. Những lưu ý khác khi dùng thuốc Vytone

Thuốc Vytone có thể gây hại nếu nuốt phải. Nếu bạn đã sử dụng quá liều và có các triệu chứng nghiêm trọng (ngất đi hoặc khó thở), hãy gọi ngay số cấp cứu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý, không chia sẻ thuốc này với những người khác hoặc tự ý mua dùng lại nếu bị nhiễm trùng tương tự trong tương lai.

Nếu đã qua thời gian bôi thuốc trong ngày mà chưa sử dụng, hãy dùng ngay khi bạn nhớ ra. Bạn cũng có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng liều bình thường, nhưng không được tự ý gấp đôi liều. Bảo quản tuýp thuốc Vytone ở nhiệt độ phòng từ 59 - 86 độ F (15 - 30 độ C). Tránh xa nguồn nhiệt, tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm được nhiều thông tin sức khỏe, kiến thức dinh dưỡng, làm đẹp để chăm sóc cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

742 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan