Tránh tương tác thuốc theo khuyến cáo của FDA (Mỹ)

Tương tác thuốc là hiện tượng phổ biến ở người bệnh khi sử dụng thuốc. Vậy FDA (Mỹ) định nghĩa tương tác thuốc là gì và làm thế nào để tránh tình trạng này xảy ra?

1. Tương tác thuốc là gì?

Tương tác thuốc là sự tác dụng qua lại lẫn nhau giữa thuốc này với thuốc khác, giữa thuốc với tình trạng sinh lý, bệnh lý của cơ thể hoặc với một số loại thực phẩm mà người bệnh dùng. Kết quả của tương tác thuốc làm cho thuốc tăng hoặc giảm tác dụng điều trị, hoặc làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn gây bất lợi cho người bệnh.

Sử dụng hai hay nhiều thuốc cùng một lúc cũng rất dễ xuất hiện tương tác thuốc. Sự tương tác này có thể làm giảm, mất tác dụng của nhau hoặc làm tăng độc tính của thuốc với cơ thể... Tuy nhiên, với các thuốc thông thường có một số tương tác hay gặp và người bệnh cần nhớ một số nguyên tắc để phòng tránh.

Nhiều loại thức ăn hay được con người sử dụng cùng nhau. Ví dụ: Socola và bơ thường được sử dụng cùng nhau rất nhiều trong các món ăn. Tuy nhiên, việc ăn sô cô la và một số loại thuốc nhất định ẩn chứa khá nhiều nguy cơ. Một số trường hợp cụ thể kể đến như. Sô cô la và thuốc ức chế MAO (một loại thuốc chống trầm cảm) có thể gây tăng huyết áp đột ngột, gây nguy hiểm cho người dùng.

Một số loại thức ăn khác phải tránh khi sử dụng thuốc chống trầm cảm ức chế MAO như: pho mát, xúc xích... cũng gây tăng huyết áp khi sử dụng cùng.

XEM THÊM: Những tương tác thuốc nguy hiểm thường gặp

Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể gây ra những nguy hiểm về sức khỏe nhất định cho người bệnh

2. Có những loại tương tác thuốc nào?

Có ba loại tương tác thuốc thường gặp nhất là:

  • Tương tác thuốc – thức ăn và đồ uống.
  • Tương tác thuốc - thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
  • Tương tác thuốc - thuốc.

Theo đó, người bệnh nên nắm được các cảnh báo của thuốc họ đang dùng và thảo luận lại với bác sĩ hoặc dược sĩ để giảm thiểu nguy cơ của tương tác thuốc.

2.1 Tương tác giữa thuốc - thức ăn và đồ uống

Những hậu quả của các cặp tương tác thuốc – thức ăn, đồ uống này có thể bao gồm làm chậm, tăng khả năng hấp thụ của một thuốc, ảnh hưởng tới sinh khả dụng (mức độ hấp thụ thuốc vào trong máu và các mô của người bệnh), chuyển hoá, và tốc độ thải trừ của thuốc. Một số trường hợp điển hình như:

  • Rượu: rượu có thể làm tăng hoặc làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc, hay làm tăng độc tính của thuốc. Ví dụ: Người bệnh tuyệt đối không sử dụng rượu khi sử dụng paracetamol, vì có thể làm tăng độc tính của paracetamol, gây huỷ hoại tế bào gan.
  • Sô cô la: Ngoài trường hợp thuốc chống trầm cảm ức chế MAO nói trên, caffein trong thực phẩm này có thể gây tương tác với một số thuốc methylphenidate (thuốc điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực) làm tăng tác dụng hoặc làm giảm tác dụng của an thần gây ngủ như zolpidem.
sử dụng rượu bia
Bệnh nhân đang dùng thuốc paracetamol cần hạn chế rượu bia

2.2 Tương tác thuốc – thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ đang ngày càng phổ biến tại nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Không thể phủ nhận những lợi ích của thực phẩm chức năng mang lại, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý khi sử dụng chúng cùng với thuốc điều trị bệnh. Một số trường ví dụ như:

  • Vitamin E: Sử dụng vitamin E cùng với thuốc chống đông máu như Coumadin có thể làm tăng tác dụng chống đông máu và gây nguy cơ chảy máu.
  • Nhân sâm: Loại thảo dược này có tương tác với Coumadin. Ngoài ra, nhân sâm còn làm tăng tác dụng chống đông máu của heparin, aspirin và thuốc chống viêm non-steroid như ibuprofen, naproxen hay ketoprofen. Phối hợp nhân sâm với thuốc chống trầm cảm ức chế MAO có thể gây đau đầu, mất ngủ, bồn chồn hay giảm sự hưng phấn khi hoạt động.
  • Bạch quả (ginkgo biloba): Bạch quả liều cao có thể làm giảm hiệu quả của bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống động kinh như Tegretol, Equetro or Carbatrol (carbamazepine), and Depakote (valproic acid).

XEM THÊM: Các tương tác thuốc hướng thần thường gặp

2.3 Tương tác thuốc – thuốc

Tương tác thuốc-thuốc hiện đang rất phổ biến và có thể dẫn đến thu hồi thuốc khỏi thị trường. Tuy nhiên, việc thu hồi một loại thuốc thường sẽ là biện pháp cuối cùng. Thông thường FDA sẽ ban hành cảnh báo cho cộng đồng và nhân viên y tế về nguy cơ của các cặp tương tác thuốc. Một số trường hợp tương tác thuốc – thuốc như sau:

  • Amiodarone: FDA đã ban hành cảnh báo vào tháng 8 năm 2008
  • Cordarone (amiodarone): FDA đã đưa ra cảnh báo vào tháng 8 năm 2008, cảnh báo bệnh nhân về việc dùng Cordarone để điều chỉnh nhịp tim bất thường và thuốc hạ cholesterol Zocor (Simvastatin). Bệnh nhân dùng Zocor với liều cao hơn 20 mg và Cordarone có nguy cơ bị tiêu cơ vân, có thể dẫn đến suy thận hoặc tử vong. Các chuyên gia khuyến cáo Cordarone cũng có thể ức chế hoặc làm giảm tác dụng của Coumadin làm loãng máu (warfarin). Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng Cordarone, bạn có thể cần giảm lượng Coumadin đang dùng.
  • Lanoxin (digoxin): Lanoxin có phạm vi điều trị hẹp. Vì vậy, các loại thuốc khác, chẳng hạn như Norvir (ritonavir) có thể làm tăng tác dụng của Lanoxin, từ đó có thể gây ra nhịp tim không đều.Norvir là một chất ức chế protease được sử dụng để điều trị HIV.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin là một loại thuốc không kê đơn (OTC) được sử dụng để giảm tạm thời chảy nước mũi, hoặc giảm hắt hơi, ngứa mũi hoặc cổ họng và ngứa chảy nước mắt. Một số thuốc kháng histamin có thể làm tăng tác dụng trầm cảm (chẳng hạn như buồn ngủ) của thuốc an thần. Tác dụng an thần của một số thuốc kháng histamin kết hợp với thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hưởng mạnh đến mức độ tập trung của của người sử dụng. Điều khiển ô tô hoặc bất kỳ máy móc nào khác có thể đặc biệt nguy hiểm nếu khả năng tập trung của bạn bị suy giảm. Ngoài ra, thuốc kháng histamin dùng chung với thuốc điều trị huyết áp có thể khiến huyết áp của một người tăng lên và đồng thời làm tăng nhịp tim.
Thuốc kháng histamin
Một số loại thuốc kháng histamin làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở người bệnh

Tương tác thuốc là tình trạng có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng. Theo đó, để tránh tình trạng này, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, thông tin về thuốc trong đó có nhắc đến các tương tác có thể xảy ra với thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hiểu về thuốc, tác dụng điều trị, cách dùng và cách giảm thiểu các nguy cơ tương tác và tác dụng có hại khác khi được tư vấn về thuốc với dược sĩ, bác sĩ. Khi có lo ngại hoặc không hiểu rõ về thuốc, người bệnh có thể hỏi bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả khi dùng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: fda.gov,

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

698 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan