Cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà

Sinh con xong bị trĩ là tình trạng khá phổ biến ở nhiều chị em. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần của người mắc, nhất là với các mẹ bầu mới sinh xong và đang trong thời gian ở cữ. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh trĩ sau sinh tại nhà gợi ý dành cho bạn.

1. Tìm hiểu về bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ là tình trạng các búi tĩnh mạch ở trực tràng bị giãn, phình to và ứ máu. Tùy vào từng đối tượng, trĩ có thể biểu hiện với các mức độ khác nhau, từ ngứa ngáy nhẹ đến đau đớn, đại tiện ra máu. Nếu đã bị trĩ trước khi mang thai thì khả năng tái phát bệnh này sau sinh và gây khó chịu sẽ cao hơn. Nhưng nếu chỉ xuất hiện sau khi mang thai thì bạn có thể tự điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng một số cách đơn giản.

Để nhận biết bệnh trĩ sau sinh, dưới đây là 4 dấu hiệu phổ biến nhất:

  • Đi ngoài ra máu: Ở giai đoạn đầu máu chảy với tần suất số lượng tương đối ít. Bạn có thể vô tình thấy vết máu dính trên giấy vệ sinh hay thấy tia máu có lẫn trong phân. Tuy nhiên theo thời gian tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn với lượng máu và tần suất tăng lên. Thậm chí bạn có thể cảm nhận rõ tia máu chảy;
  • Ngứa hậu môn: là một triệu chứng thường thấy khi bị mắc bệnh trĩ. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng bứt rứt, khó chịu và mất tự tin khi gặp mọi người;
  • Sa búi trĩ: Tùy vào từng mức độ mà người mẹ sẽ thấy các biểu hiện khác nhau. Ở mức nhẹ (độ 1, độ 2) bệnh thường không gây cản trở đến sinh hoạt thường ngày. Nhưng khi búi trĩ bắt đầu sa từ độ 3 trở lên sẽ gây khó chịu cho người bệnh, nhất là khi phải bê vác đồ nặng, di chuyển nhiều;
  • Nứt và rát hậu môn: Nếu để tình trạng trĩ kéo dài mà không có hướng xử lý triệt để, hậu môn sẽ bị nứt và gây cảm giác đau rát, khó chịu, tăng chảy máu khi đi vệ sinh.

Ngoài ra một vài triệu chứng trĩ sau sinh khác mà phụ nữ có thể cảm nhận được là thấy hơi cộm khi ngồi, đau khi búi trĩ tắc mạch, nứt kẽ hậu môn. Tất cả đều gây ra cảm giác khó chịu và bất tiện cho người bệnh.

2. Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh tại nhà hiệu quả

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà là sự kết hợp giữa lối sống lành mạnh và dùng thuốc hợp lý, đảm bảo an toàn cho nguồn sữa mẹ.

2.1. Tuân thủ lối sống lành mạnh

Để giảm bớt cảm giác đau rát, khó chịu khi bị trĩ, dưới đây là một số gợi ý cho các chị em:

  • Ngâm mình trong bồn nước ấm 15 phút/lần, 2 – 4 lần/ngày giúp làm giảm cảm giác khó chịu do trĩ mang lại, đồng thời giúp búi trĩ co lại;
  • Ngâm hậu môn trong nước muối ấm (100gr muối + 3 lít nước ấm), thời gian ngâm 30phút/ lần x 3 lần/ngày;
  • Chườm nước đá muối: Pha 20gr muối vào 50ml nước cho vào cốc để ngăn đá tủ lạnh cho đông thành cục nước đá muối. Dùng khăn bao cục đá này để chườm hậu môn sau khi ngâm nước muối ấm, tần suất 3 lần/ngày (mỗi lần 15 phút) giúp giảm sưng hiệu quả;
  • Tăng cường vận động cơ thể với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, pilates... Tránh ngồi quá lâu và nếu có nhu cầu đại tiện nên đi ngay, không được nhịn;
  • Lau mông đúng cách: Dùng giấy mềm, ẩm, không lẫn tạp chất để tránh kích ứng. Lau từ trước ra sau.

2.2. Chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp

Để sớm lành bệnh, các chị em cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý:

2.3. Dùng thuốc hợp lý

Điều quan trọng khi dùng thuốc tự điều trị bệnh trĩ tại nhà là người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc không đúng chỉ định có thể làm tình trạng trĩ nghiêm trọng hơn. thậm chí là ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Một số thuốc phổ biến được sử dụng bao gồm:

  • Kem bôi, thuốc mỡ, thuốc xịt trĩ, thuốc nhét hậu môn... giúp giảm các triệu chứng như đau, ngứa ngáy và chảy máu trong thời gian ngắn;
  • Thuốc kê đơn làm mềm phân;
  • Thuốc giảm đau Paracetamol.

Để giảm đau nhanh chóng, người bệnh có thể dùng thuốc có thành phần Acetaminophen (Tatanol hay Panadol) hay Ibuprofen đúng liều. Cả 2 đều an toàn với những người đang cho con bú.

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, tốt nhất các chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các thuốc điều trị trĩ tại nhà.

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng trĩ sau sinh thường được cải thiện bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh vẫn cần được hỗ trợ y tế, nếu có các dấu hiệu:

  • Bệnh trĩ tái phát;
  • Tình trạng không cải thiện sau 7 ngày tự điều trị bệnh trĩ tại nhà;
  • Chảy mủ từ búi trĩ;
  • Trĩ kèm theo các triệu chứng như: sốt, ớn lạnh, khó chịu;
  • Tình trạng trĩ ngày càng nghiêm trọng, ra máu nhiều hơn.

Nếu đang muốn tự điều trị bệnh trĩ tại nhà, người bệnh nên cải thiện tình trạng từ từ trong vài tuần sau sinh. Tuy nhiên, nếu trĩ vẫn còn dai dẳng, ngày càng khó chịu hơn hay bị chảy máu khi đại tiện, người bệnh nên đến bác sĩ để được thăm khám sớm. Trong một vài trường hợp, bạn có thể cần phải phẫu thuật để điều trị dứt điểm trĩ.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh trĩ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan