Cách đặt thuốc trĩ vào hậu môn

Dùng thuốc đặt vào hậu môn vốn là cách điều trị trĩ đơn giản, hiệu quả cũng như không gây ra tình trạng đau đớn. Tuy nhiên, cách đặt thuốc trĩ vào hậu môn như thế nào cho đúng và an toàn.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là hiện tượng các mạch máu to ra và sưng lên nằm ở phần dưới của trực tràng và hậu môn. Các mạch máu trở nên sưng lên do áp lực bên trong chúng tăng lên. Bệnh trĩ thường do tăng áp lực bên trong vùng bụng dưới. Một số nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm:

Trĩ nội nằm ở niêm mạc bên trong trực tràng và không thể sờ thấy được trừ khi chúng sa ra ngoài và đẩy qua lỗ hậu môn gây đau và ngứa.

Trĩ ngoại do huyết khối xảy ra khi máu trong mạch máu đông lại, có thể gây sưng và đau đáng kể. Các triệu chứng có thể bao gồm chảy máu khi đi cầu và có thể sờ thấy khối hoặc đầy ở lỗ hậu môn.

Trĩ ngoại và trĩ nội được chẩn đoán bằng khám sức khỏe và tiền sử bởi một chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Nội soi Sigmoid hoặc nội soi đại tràng có thể được chỉ định để tìm các nguyên nhân khác gây ra máu trong phân.

Một số phương pháp điều trị có sẵn cho bệnh trĩ, và bao gồm các biện pháp điều trị tại nhà, ví dụ, thuốc không kê đơn như thuốc làm mềm phân và kem hoặc thuốc đạn để thu nhỏ và giảm viêm mô trĩ; thay đổi trong chế độ ăn uống.

Bệnh trĩ có thể được ngăn ngừa bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước; tránh rặn khi đi tiêu, và cố gắng tránh ngồi trong thời gian dài, đặc biệt là trên bồn cầu.

2. Những ai có nguy cơ mắc bệnh trĩ?

Bệnh trĩ rất phổ biến. Hầu hết mọi người sẽ bị trĩ vào một thời điểm nào đó trong đời. Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh trĩ nếu bạn:

  • Có thai
  • Ngồi trên bồn cầu quá lâu
  • Béo phì
  • Làm việc stress và căng thẳng nhiều, bê vác vật nặng.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh trĩ
  • Bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hoặc mãn tính
  • Từ 45 đến 65 tuổi

3. Thuốc đạn đặt hậu môn và bệnh trĩ

Thuốc đạn được đưa vào hậu môn hay trực tràng được làm từ chế phẩm thuốc rắn. Chúng được hòa tan và hấp thu qua niêm mạc của trực tràng. Thuốc này thường là sự kết hợp giữa kem hoặc dầu và với thuốc.

Thuốc đạn dùng tốt nhất cho các cơn đau bệnh trĩ nhẹ và các triệu chứng tổn thương không nặng nề. Một số loại thuốc đặt hậu môn cho bệnh trĩ có tác dụng làm giảm sưng viêm, nóng rát ở niêm mạc. Có những loại thuốc khác có thể làm cho triệu chứng táo bón giảm thì bệnh trĩ cũng thuyên giảm theo.

Một số thuốc thảo dược được làm từ cây phỉ, dầu dừa có thể hỗ trợ cho bệnh trĩ. Tuy nhiên những viên thuốc đạn này không có các thành phần của thuốc điều trị sưng, đau và viêm.

4. Cách đặt thuốc trĩ ở hậu môn

Khi tiến hành đặt thuốc trĩ hậu môn, bạn nên làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa tay thật sạch bằng xà phòng dưới vòi nước
  • Bước 2: Nếu thuốc đạn mềm, hãy để dưới vòi nước mát hoặc trong tủ lạnh trong vài phút cho thuốc đông cứng lại trước khi lấy ra khỏi màng bọc.
  • Bước 3: Loại bỏ vỏ bọc
  • Bước 4: Nếu bạn được yêu cầu sử dụng 1 nửa viên đạn, hãy cắt nó theo chiều dọc bằng một lưỡi dao cạo sạch
  • Bước 5: Đeo găng tay sạch
  • Bước 6: Bôi trơn đầu viên đạn bằng chất bôi trơn hòa tan trong nước.
  • Bước 7: Nằm nghiêng, chân dưới duỗi thẳng, chân trên gập về phía trước gần bụng
  • Bước 8: Nâng mông trên để lộ vùng hậu môn trực tràng
  • Bước 9: Đưa viên thuốc đạn vào vùng hậu môn trực tràng bằng ngón tay
  • Bước 10: Giữ viên thuốc ở vùng hậu môn và ép hai mông lại với nhau khoảng 30 giây
  • Bước 11: Vứt hết tất cả các vỏ thuốc, găng tay vào thùng rác và vệ sinh tay thật sạch.

Hy vọng với những chia sẻ về cách đặt thuốc trĩ vào hậu môn, bạn có thể thực hiện tại nhà một cách thuần thục và hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh trĩ

Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn khâu treo triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm Doppler

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

36.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan