Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Văn Quân - Phó trưởng khoa ngoại - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sau mổ bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường vì vẫn đầy đủ mật từ gan qua ống mật đi xuống ruột giúp tiêu hóa, sinh hoạt làm việc bình thường, quan hệ vợ chồng không bị ảnh hưởng, không làm giảm tuổi thọ, không cần dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa khác.

1. Các loại phẫu thuật túi mật

Các bác sĩ có thể loại bỏ túi mật của bạn theo một trong hai cách:

  • Phẫu thuật mở: Phẫu thuật mở này được chỉ định trong các trường hợp như người bệnh bị rối loạn chảy máu, bệnh túi mật nặng, đang trong ba tháng cuối của thai kỳ.
  • Phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là phương pháp can thiệp ngoại khoa ít gây xâm lấn. Người bệnh có thể ra về sau 1- 3 ngày nằm viện với vài lỗ rạch nhỏ bằng đồng xu trên bụng. Phẫu thuật này không gây chảy máu nhiều và đau đớn như phương pháp mổ hở.

Đối với cả hai loại phẫu thuật, bạn sẽ được gây mê toàn thân. Điều này có nghĩa là bạn sẽ ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật và sẽ không cảm nhận được đau đớn trong phẫu thuật.

Gây mê
Đối với cả hai loại phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân

2. Khi nào người bệnh cần phẫu thuật?

Phẫu thuật cắt túi mật được chỉ định khi:

  • Sỏi túi mật có triệu chứng hoặc kích thước lớn.
  • Viêm túi mật
  • Polyp túi mật có triệu chứng hoặc polyp có kích thước > 1cm.

3. Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì tới sức khỏe ?

Túi mật đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết dòng chảy của dịch mật theo nhịp độ bữa ăn, giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Nếu không có túi mật, dịch mật không còn nơi dự trữ mà trực tiếp đi xuống ruột. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dịch mật để tiêu hóa thức ăn, khiến người bệnh ăn khó tiêu hoặc gây tiêu chảy do lượng dịch mật xuống ruột quá nhiều.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, bạn hoàn toàn có thể sống bình thường mà không có túi mật. Thời gian đầu, người bệnh có thể gặp một số vấn đề về rối loạn tiêu hóa như chán ăn, chậm tiêu, ngứa, đau bụng... Khi cơ thể dần thích nghi với sự thiếu vắng thông qua việc gan bài tiết dịch mật trùng với bữa ăn thì các triệu chứng trên cũng dần biến mất.

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy người bệnh sẽ giảm tuổi thọ sau khi loại bỏ túi mật.

Chăm sóc sau phẫu thuật
Thời gian hồi phục tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà người bệnh được chỉ định

4. Chế độ ăn sau cắt túi mật

Các triệu chứng tiêu hóa liên quan đến cắt bỏ túi mật thường biến mất theo thời gian, nhưng một số người cần dùng thuốc hoặc thay đổi lối sống để giúp kiểm soát các triệu chứng của họ.

Một số thay đổi lối sống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tiêu hóa khi bạn sống mà không có túi mật là:

  • Áp dụng chế độ ăn ít chất béo
  • Tránh ăn thực phẩm béo, chẳng hạn như thực phẩm chiên
  • Ăn nhiều bữa nhỏ
  • Tránh ăn một bữa tối rất lớn sau khi nhịn ăn cả ngày.

Chất xơ rất cần thiết cho tiêu hóa tốt, ngay cả sau khi phẫu thuật, bạn nên bắt đầu với các nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe bao gồm ngũ cốc toàn phần, các loại hạt, ngũ cốc nhiều chất xơ, bắp cải, bông cải xanh và súp lơ,...

Từ tháng 10/2019, Bệnh viện Vinmec Hải Phòng đón các chuyên gia về Tiêu hóa – Gan, mật, tụy từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đến thăm khám định kỳ bệnh lý dạ dày, thực quản, đại trực tràng, gan, lách, đường mật, tụy, rò hậu môn, sa trực tràng, sàng lọc ung thư tiêu hóa... Khi người bệnh có yêu cầu, TS.BS cao cấp Lê Văn Thành – Chủ nhiệm Khoa phẫu thuật Gan mật tụy – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sẽ trực tiếp mổ. Lịch khám vào thứ 7, lịch mổ vào ngày Chủ nhật để khách hàng dễ dàng sắp xếp thời gian cá nhân và có thêm thời gian phục hồi sau can thiệp.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, medicalnewstoday.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan