Đánh giá rối loạn nuốt

Rối loạn nuốt có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ nhỏ tới người cao tuổi. Bệnh lý này không chỉ gây khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày mà chúng còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như hít sặc, khó thở, viêm phổi, thậm chí là tử vong. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn nuốt cũng như đánh giá rối loạn nuốt.

1. Rối loạn nuốt là gì?

Rối loạn nuốt hay còn gọi là chứng khó nuốt là tình trạng các giai đoạn ăn, nuốt bao gồm từ miệng, hầu tới thực quản bị suy giảm, rối loạn khiến người bệnh phải tốn nhiều thời gian và nỗ lực để đẩy thức ăn hoặc chất lỏng từ miệng xuống đến dạ dày. Quá trình nuốt và thở xảy ra chung trong hầu họng nên khi 1 trong 2 quá trình này có các vấn đề, hoặc có sự thiếu đồng bộ của nuốt và thở đều có thể ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ đường hô hấp của bệnh nhân khi nuốt và ăn chất lỏng.

2. Vì sao khó nuốt?

Rối loạn nuốt không được gọi là một bệnh mà đây là hậu quả thứ phát do người bệnh bị mắc các bệnh lý có nguồn gốc liên quan tới thần kinh, ở người lớn như tai biến, đột quỵ não, ung bướu, tâm lý, hậu phẫu, trẻ nhỏ bị bẩm sinh hoặc do điều trị.

Với những người bị đột quỵ não, theo thống kê có khoảng 30%-70% người bị rối loạn nuốt, tổn thương hệ tuần hoàn sau. Khi đột quỵ não sẽ khiến vùng thân não bị tổn thương, cơ hầu họng sẽ bị liệt gây ra triệu chứng rối loạn nuốt, ngay cả nuốt nước bọt cũng khó.

Với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh: Trẻ có thể bị rối loạn nuốt do:

  • Trẻ bị bại não, tổn thương não do mắc phải/chấn thương, các rối loạn thần kinh cơ khác
  • Trẻ bị dị tật sọ mặt, dị tật đường dẫn khí
  • Mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh về tiêu hóa, chấn thương khi ăn
  • Bị hở môi hoặc hở vòm miệng
  • Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân cũng có nguy cơ bị chứng khó nuốt.
Nguy cơ mắc rối loạn nuốt
Trẻ sinh non có nguy cơ mắc chứng khó nuốt, rối loạn nuốt

3. Dấu hiệu của rối loạn nuốt

Ngoài triệu chứng bệnh nhân ăn hay bị rơi thức ăn, uống nước bị chảy ra ngoài, thường xuyên bị chảy nước bọt, nước bọt đọng nhiều trong miệng, dấu hiệu, hành vi ăn hoặc uống ở người bệnh bị rối loạn nuốt có thể được chia thành 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn miệng
    • Bị tồn đọng lại thức ăn ở trong miệng
    • Bị chảy nước dãi trong khi ăn
    • Bị rơi vãi thức ăn ra ngoài miệng
    • Trào ngược ở miệng hoặc mũi
  • Giai đoạn hầu họng
    • Chảy nước dãi, khó khăn khi khởi đầu quá trình nuốt
    • Trào ngược miệng, trào ngược mũi khi bắt đầu nuốt, trì hoãn giai đoạn nuốt thức ăn
    • Bị ho hoặc sặc trong khi nuốt
    • Bị thay đổi giọng nói hoặc tốc độ nói sau khi nuốt
    • Khó chịu họng gây ho
    • Bị sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Giai đoạn thực quản:
    • Chảy nước dãi
    • Cảm giác thức ăn còn tồn đọng ở cổ, ngực
    • Viêm phổi
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân
    • Thay đổi thói quen ăn uống

4. Rối loạn nuốt có nguy hiểm?

Rối loạn nuốt có thể gây ra các biến chứng cho người bệnh:

  • Gặp vấn đề về hô hấp. Khi thức ăn đi vào đường hô hấp, nếu người bệnh cố gắng nuốt sẽ gây ra các vấn đề hô hấp hoặc nhiễm trùng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng hô hấp trên.
  • Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có các chẩn đoán bệnh lý ở đa cơ quan, bên cạnh khó nuốt, nguy cơ lớn nhất là xuất hiện viêm phổi.
  • Mất nước
  • Tử vong

5. Đánh giá rối loạn nuốt

Bất kỳ tình trạng rối loạn nuốt ở mức độ nào đều đáng lo ngại, nhưng những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây mang tính nguy hiểm cho người bệnh hơn:

  • Bệnh nhân có triệu chứng tắc nghẽn hoàn toàn bao gồm: Ứ đọng đờm dãi ở miệng, cổ khi ăn, không có khả năng nuốt bất cứ thứ gì.
  • Khó nuốt, không thể hấp thụ dinh dưỡng dẫn đến sụt cân
  • Bị tổn thương thần kinh khu trú mới xuất hiện gây nên tình trạng yếu cơ

Do các biến chứng của rối loạn nuốt nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng nên khi có nghi ngờ người bệnh đang bị rối loạn nuốt sau tai biến mạch máu não, người nhà cần sớm đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

6. Phát hiện, điều trị rối loạn não

Phát hiện rối loạn não

Chiếu X quang tăng sáng truyền hình (VFSS) và đánh giá tình trạng nuốt qua nội soi ống mềm (FEES) là những công cụ đánh giá phổ biến nhất được sử dụng phát hiện chứng rối loạn nuốt.

  • VFSS cho phép đánh giá tất cả các giai đoạn nuốt. Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân được dùng chất lỏng và thức ăn chứa barium, và giám sát quay video nội soi được dùng để ghi lại chức năng nuốt ở hầu họng và các rối loạn nuốt.
  • Xét nghiệm FEES: Xét nghiệm này trẻ không phải uống barium hay phơi nhiễm bức xạ, nhưng trẻ sẽ phải nội soi đường mũi. FEES cung cấp hình ảnh của thanh quản và vùng hạ hầu trước và sau (nhưng không phải trong) giai đoạn nuốt ở hầu, giúp phát hiện các khiếm khuyết về cấu trúc và sinh lý nuốt, cũng như đánh giá về nguy cơ hít sặc. FEES là một công cụ an toàn và hiệu quả để đánh giá nuốt khó cả ở trẻ em và cũng cho phép đánh giá cảm giác họng thanh quản.

Điều trị

Thủ thuật xâm lấn khi người bệnh không thể ăn bằng đường miệng:

  • Phương pháp cho ăn qua ruột
    • Ống sonde miệng tới dạ dày
    • Ống sonde mũi tới dạ dày
    • Mở dạ dày qua da qua nội soi
    • Mở hỗng tràng qua da qua nội soi
    • Nuôi dưỡng hoàn toàn ngoài ruột
  • Điều trị bằng thuốc

Cho bệnh nhân dùng thuốc Atropin để làm giảm tình trạng chảy nước bọt tuy nhiên sẽ khiến bệnh nhân khó nuốt nhiều hơn.

  • Tập bài tập phục hồi chức năng

Bệnh nhân bị rối loạn nuốt có thể vận dụng các bài tập để phục hồi chức năng nuốt như:

  • Thay đổi tư thế trong quá trình nuốt: Gập cằm ra trước khi nuốt ở tư thế đầu khoảng 30-45 độ, xoay đầu về bên bị yếu khi nuốt, nghiêng đầu sang bên mạnh.
  • Bài tập giúp gia tăng nhận thức về cảm giác:
    • Các bài tập để vận động lưỡi, tập phát âm để làm tăng độ mạnh của các cơ môi, lưỡi hàm.
    • Các bài tập nuốt gắng sức, tập đẩy hàm, tập nuốt, kích thích nuốt, tập nhóm cơ hỗ trợ nuốt... giúp làm sạch họng và giảm tồn đọng thức ăn, nước bọt ở miệng.

Thúc đẩy sự cảm nhận ở vị giác:

  • Kích thích xúc giác nhiệt
  • Ăn thức ăn chua
  • Ăn thức ăn có kết cấu
  • Ăn thức ăn lạnh.
  • Thức ăn cacbon hóa
Điều trị rối loạn nuốt
Người bệnh rối loạn nuốt có thể được kê thuốc để giảm triệu chứng chảy nước bọt

7. Lưu ý chăm sóc người bệnh bị rối loạn nuốt

Cho bệnh nhân ăn các thực phẩm đã được nấu mềm, nhừ, cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn nếu khó nhai hoặc khó nuốt.

Tránh cho ăn thức ăn xơ cứng, khô, kích thước lớn

Cho ăn bằng muỗng, mỗi lần 1 miếng nhỏ, ăn chậm

Người bệnh ăn ở tư thế ngồi thẳng, người vuông góc với hông, đầu gối và bàn chân chạm sàn, không để chân lơ lửng.

Nếu bệnh nhân nằm, điều chỉnh đầu giường gối để người bệnh đầu cao. Sau khi ăn người bệnh nên ngồi hoặc đi lại trong vòng 30 phút để tránh trào ngược thức ăn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: familyhospital.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan