Dùng thuốc trị bệnh trĩ thế nào cho hiệu quả?

Bệnh trĩ là bệnh lý mà tình trạng sưng và phồng lên của các cụm tĩnh mạch bên trong hậu môn trực tràng nguyên nhân do thường xuyên phải chịu áp lực hoặc do các dây thần kinh của hậu môn phải chịu lực chèn ép quá nhiều. Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả nhất định góp phần giảm triệu chứng bệnh.

1. Bệnh trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ được định nghĩa là tình trạng sưng và phồng lên của các cụm tĩnh mạch bên trong hậu môn trực tràng nguyên nhân do thường xuyên phải chịu áp lực hoặc do các dây thần kinh của hậu môn bị chịu lực chèn ép quá nhiều.

Việc điều trị bệnh trĩ thường khá phức tạp do người bệnh phát hiện bệnh muộn và tự điều trị tại nhà theo các phương pháp khác nhau trong thời gian dài khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, những trường hợp bệnh nặng rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:

  • Bệnh trĩ ngoại bị chảy máu nhiều và tắc mạch máu.
  • Bệnh trĩ ngoại bị tắc mạch, sa nghẹt, chảy máu có thể kèm theo hoại tử.

2. Nguyên nhân và dấu hiệu lâm sàng của bệnh trĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ có thể do các tác nhân cụ thể như sau:

  • Tình trạng táo bón hay tiêu chảy, rặn nhiều làm tăng áp lực tĩnh mạch dẫn đến căng giãn và ứ máu.
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày ít rau xanh, thiếu hụt chất xơ.
  • Những người bị thừa cân, béo phì; tăng áp lực ổ bụng nguyên nhân do thường xuyên bốc vác, cử tạ, đánh quần vợt...;
  • Người đứng lâu, ngồi nhiều do đặc thù nghề nghiệp... cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Xuất hiện khối u vùng tiểu khung gồm u đại tràng, u tử cung, mang thai nhiều tháng... là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ.

Khi có biểu hiện triệu chứng của bệnh trĩ thì bạn cần đi khám để xác định loại và mức độ nhằm có chỉ định điều trị phù hợp bằng phương pháp nội khoa hay sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa cụ thể là phẫu thuật.

Biến chứng bệnh trĩ hiếm gặp nhưng có thể xảy ra như thiếu máu nguyên nhân do mất máu mạn tính, nghẹt búi trĩ làm mạch máu bị tắc gây ra tình trạng đau rát. Một số người có thể gặp tình trạng tắc mạch do cục máu đông trong mạch máu gây cộm và đau. Các biến chứng khác có thể gặp như viêm da quanh hậu môn dẫn đến loét búi trĩ gây ra tình trạng ngứa và đau... Khi đã xảy ra biến chứng cần phải điều trị kịp thời để hạn chế tối đa những nguy hại đối với sức khỏe.

3. Các loại thuốc điều trị bệnh trĩ

Thuốc điều trị bệnh trĩ gồm các loại thuốc giảm đau, giảm triệu chứng; thuốc nhuận tràng, làm mềm phân và thuốc tăng sức bền tĩnh mạch. Các loại thuốc này thường sử dụng trong điều trị với những các trường hợp trĩ độ 1 và phần lớn trĩ độ 2.

  • Thuốc giảm đau, giảm triệu chứng: Sử dụng thuốc Lidocaine bôi lên vùng hậu môn bị tổn thương tần suất là 2 đến 3 lần mỗi ngày sau khi đi đại tiện tác dụng nhằm giảm cảm giác đau và ngứa. Loại thuốc này nên được sử dụng trong thời gian ngắn không quá 7 ngày. Thuốc có thể hấp thu toàn thân tùy theo thể trạng của từng người cụ thể. Ngoài ra, bác sĩ điều trị cũng có thể chỉ định sử dụng kẽm oxyd 10% bôi lên vùng hậu môn bị tổn thương ngày 2 đến 3 lần sau khi đi đại tiện tác dụng làm săn chắc cơ hậu môn, sát khuẩn vùng hậu môn. Thuốc có khả năng hấp thu tốt, ít gây ra tình trạng dị ứng và cũng nên dùng trong thời gian không quá 7 ngày.
  • Thuốc nhuận tràng, làm mềm phân: Một số loại thuốc trong nhóm này thường được sử dụng bao gồm thuốc lactulose, macrogol và sorbitol. Sử dụng thuốc lactulose, khởi đầu điều trị uống liều cao; sau đó giảm liều duy trì. Sử dụng thuốc macrogol dạng bột pha thành dung dịch uống, thời điểm uống thuốc là vào buổi sáng. Cũng có thể dùng sorbitol dạng bột pha thành dung dịch, thời điểm uống thuốc là khi bụng đói vào buổi sáng trước khi ăn. Các loại thuốc thuộc nhóm này có công dụng làm mềm phân và điều trị táo bón. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị trĩ bạn cần uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều chất xơ, có thể phải uống thuốc từ 1 - 3 ngày mới thấy rõ công dụng của thuốc.
  • Thuốc tăng sức bền tĩnh mạch: Sử dụng đồng thời thuốc Diosmin kết hợp Hesperidin dạng viên nén, trong thời gian 4 ngày đầu uống thuốc với liều cao, sau đó trong 3 ngày tiếp theo giảm liều, uống thuốc đồng thời với các bữa ăn. Thuốc giúp tăng cường sức bền vững của tĩnh mạch, ít có tác dụng phụ. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa nhẹ, tiêu chảy nhẹ nhưng không đáng kể. Nếu sau 15 điều trị không đáp ứng, cần thông báo với bác sĩ điều trị để thay thế các loại thuốc khác.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị trĩ

  • Sử dụng thuốc trị bệnh trĩ đem lại hiệu quả như thế nào thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm lối sống sinh hoạt hàng ngày và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh.
  • Để điều trị bệnh trĩ hiệu quả, người bệnh nên đi khám cẩn thận để biết được nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh, phân độ trĩ và sử dụng thuốc trị trĩ nội hay thuốc trị trĩ ngoại phù hợp và đúng cách nhất hạn chế nguy cơ bệnh chuyển nặng hơn.
  • Người bệnh nên sử dụng thuốc trị trĩ nội hay thuốc trị trĩ ngoại theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị để hạn chế nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ.
  • Đồng thời, bệnh trĩ là bệnh mạn tính có tính chất thường xuyên tái phát do đó người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc điều trị trĩ với chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học. Người bệnh trĩ nên tập thể dục lành mạnh như yoga, chạy cự ly dài, bơi thường xuyên để giúp điều trị hiệu quả nhờ các bài tập tốt cho những người bị bệnh trĩ...
  • Để dự phòng nguy cơ bị tái lại bệnh trĩ, bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày có nhiều chất xơ, hạn chế sử dụng các chất kích thích như uống rượu, ăn thức ăn cay nóng như tiêu ớt... Nên hạn chế tối đa các hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Thực hiện việc thay đổi thói quen đi đại tiện để hạn chế nguy cơ bị táo bón, không rặn nhiều khi đi tiêu...
  • Mặt khác khi đã được bác sĩ chỉ định đơn thuốc, đã dùng thuốc trị trĩ nội hay thuốc trị trĩ ngoại đều đặn theo đúng chỉ định ấy mà các triệu chứng của bệnh trĩ vẫn không thuyên giảm thì người bệnh cũng cần tái khám lại để bác sĩ kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả điều trị và kịp thời điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh trở nặng.
  • Mặt khác, người bệnh không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Nguyên nhân là do có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng không ý muốn.
  • Nhiều người bị trĩ vẫn có tâm lý e ngại hoặc chủ quan nên giấu bệnh, đến khi bệnh đã nặng mới thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Chính vì điều này mà việc dùng thuốc trị bệnh trĩ không còn tác dụng nữa, người bệnh vừa phải chịu đựng nhiều đau đớn nguyên nhân do búi trĩ gây ra. Đồng thời, hiệu quả của việc điều trị bệnh giảm hơn nhiều so với điều trị lúc mới mắc bệnh.
  • Những trường hợp bị trĩ ở cấp độ 3, 4 thường sẽ không thể sử dụng thuốc trị bệnh trĩ mà sẽ cần phải phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh đã ở mức độ nặng, búi trĩ đã sa ra ngoài, gây ra tình trạng chảy máu nhiều, việc sử dụng thuốc không đem lại bất kỳ tác dụng nào nữa.

Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn khâu treo triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm Doppler

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • anusol-hc
    Công dụng thuốc Anusol-HC

    Trong điều trị bệnh trĩ, có thể sử dụng các loại thuốc viên, thuốc mỡ hoặc dạng gel. Ngoài ra, với các vết nứt ở hậu môn còn nhỏ và nông, người bệnh có thể sử dụng dạng thuốc bào ...

    Đọc thêm
  • Bệnh trĩ
    Dấu hiệu bệnh trĩ, cách điều trị

    Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh có cách điều trị hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn còn khá thờ ơ với căn bệnh này và không biết dấu hiệu của bệnh ...

    Đọc thêm
  • Trĩ nội điều trị như thế nào?
    Trĩ nội điều trị như thế nào?

    Em bị trĩ nội độ 1. Em đã đi khám và uống thuốc 1 thời gian nhưng ngừng thuốc thì tình hình tệ hơn. Mỗi lần em đi đại tiện luôn bị rát và nóng búi trĩ bên trong. Vậy ...

    Đọc thêm
  • Trĩ nội độ 4 có chữa được không
    Bệnh trĩ nội độ 2 có thể chữa khỏi được không?

    Chào bác sĩ ạ. Em bị trĩ nội độ 2, xin hỏi em có thể chữa dứt điểm được không ạ? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn cho trường hợp của em.

    Đọc thêm
  • Brotilase
    Công dụng thuốc Brotilase

    Brotilase có tác dụng gì? Thuốc Brotilase thuốc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Brotilase là loại thuốc kê đơn, vì thế bệnh nhân chỉ nên ...

    Đọc thêm