Hay bị sôi bụng có phải bệnh đại tràng?

Sôi bụng là âm thanh được tạo ra từ ruột, do quá trình co bóp ống tiêu hoá từng đợt, đẩy thức ăn và khí giúp chất dinh dưỡng được hấp thụ. Dưới đây là nguyên nhân khiến bạn hay bị sôi bụng và cách hạn chế triệu chứng này.

1. Nguyên nhân gây nên tiếng sôi bụng

Sôi bụng là hiện tượng sinh lý mà ai cũng có thể gặp phải và xảy ra bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, chúng cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý khác. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây nên sôi bụng:

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Khi thức ăn đến ruột non, cơ thể sẽ tiết ra các enzym giúp phân hủy thức ăn và tạo điều kiện hấp thụ chất dinh dưỡng. Nhu động ruột là một loạt các cơn co thắt thành ruột giống như sóng, để di chuyển thức ăn dọc theo đường tiêu hóa. Sự chuyển động của khí và thức ăn đã được tiêu hóa một phần trong ống tiêu hoá tạo nên tiếng sôi bụng.
  • Để báo hiệu cơn đói: Tiếng sôi bụng có thể lớn hơn khi bạn đang đói. Bạn sẽ dễ nhận thấy tiếng sôi bụng vào ban đêm hơn, vì không có gì ngoài không khí khi dạ dày co bóp. Khi dạ dày trống rỗng, các cơn co thắt xảy ra khoảng 3 lần mỗi phút. Sôi bụng có thể kéo dài từ 10-20 phút mỗi lần và lặp lại hàng giờ cho đến khi thức ăn được tiêu thụ hết.
  • Là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hoá: Đôi khi, hay bị sôi bụng có thể liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt nếu nó đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Các bệnh lý gây nên sôi bụng nhiều như: Dị ứng thực phẩm, không dung nạp thực phẩm, nhiễm trùng đường tiêu hóa, tắc ruột, hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac, viêm đại tràng, rối loạn hệ thống vi khuẩn đường ruột.
Sôi bụng có phải bệnh đại tràng?
Sôi bụng do viêm đại tràng là bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến

2. Biện pháp khắc phục khi bụng sôi nhiều

Mặc dù sôi bụng là triệu chứng thường gặp của quá trình tiêu hoá thức ăn, nhưng đôi khi nó tạo ra tiếng động lớn có thể khiến bạn xấu hổ. Dưới đây là một số biện pháp hạn chế sôi bụng mà bạn có thể áp dụng:

  • Uống nước: Uống một cốc nước có thể là giải pháp hữu hiệu giúp giảm sôi bụng, đặc biệt nếu bạn không có gì để ăn vào lúc đó. Nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm đầy dạ dày. Không nên uống một lượng lớn trong thời gian ngắn vì điều này có thể tạo ra tiếng sôi bụng lớn hơn.
  • Ăn bữa ăn nhẹ: Sôi bụng có thể là dấu hiệu cho biết cơ thể đang đói và bạn nên bổ sung thức ăn. Ăn một bữa ăn nhẹ có thể tạm thời ngưng sôi bụng hoặc làm nhỏ tiếng kêu đi. Biện pháp này rất hữu ích giúp hạn chế sôi bụng vào ban đêm. Một vài người có thể chia thành 4 đến 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày để hạn chế cơn đói và tiếng sôi bụng.
  • Nhai chậm: Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, thông qua động tác nhai thức ăn. Bụng sôi nhiều liên quan đến khó tiêu có thể được ngăn chặn bằng cách nhai kỹ và ăn chậm hơn. Nhai thức ăn đúng cách cũng làm giảm lượng không khí nuốt vào, giúp tránh đầy hơi và khó tiêu.
  • Tránh đồ ăn thức uống gây đầy hơi, rượu, đường: Rượu, thức ăn có đường và thức ăn có tính axit (trái cây họ cam, quýt) đều có thể gây ra bụng sôi nhiều. Một số loại thực phẩm và đồ uống trong quá trình tiêu hoá tạo ra nhiều khí, làm bụng sôi nhiều hơn, chẳng hạn như nước ngọt, bia, ngũ cốc, đậu, bắp cải...
  • Không dung nạp thực phẩm: Không dung nạp một số loại thức ăn có thể làm đầy hơi và hay bị sôi bụng. Ví dụ, không dung nạp lactose, tình trạng bệnh do thiếu hụt men lactase, là nguyên nhân hay gặp. Cách tốt nhất để kiểm soát triệu chứng lá tránh các loại thực phẩm đã biết gây nên triệu chứng.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn: Bụng sôi nhiều có thể trở nên rõ ràng hơn sau khi ăn bữa lớn, đặc biệt nếu chúng giàu chất béo, đường, thịt đỏ và các loại thực phẩm khó tiêu hóa khác. Chia bữa ăn thành các phần nhỏ, nhai chậm sẽ giúp giảm nguy cơ ăn quá nhiều.
  • Hoạt động nhẹ sau bữa ăn: Đi dạo sau bữa ăn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng tốc độ làm rỗng dạ dày. Bạn chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh.
  • Tránh lo lắng, căng thẳng: Căng thẳng làm tăng nhu động ruột gây nên sôi bụng. Ngoài ra nó cũng làm chậm quá trình tiêu hoá, khó tiêu.
  • Điều trị các bệnh lý tiêu hoá tiềm ẩn: Một số bệnh nghiêm trọng cần điều trị cấp cứu, chẳng hạn như tắc ruột cũng gây nên sôi bụng. Do đó, nếu bụng sôi nhiều kết hợp với các triệu chứng khác như đau, tiêu chảy, nôn mửa thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Sôi bụng là triệu chứng mà hầu hết mọi người có thế gặp phải, tình trạng này được khắc phục bằng cách tránh các loại thực phẩm không dung nạp, có chế độ ăn và vận động hợp lý. Tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu các bệnh lý liên quan đến đại tràng hoặc tắc ruột, nhiễm trùng đường tiêu hoá. Vì vậy, bạn nên thăm khám bác sĩ khi hay bị sôi bụng, đặc biệt nếu nó đi kèm với các triệu chứng khó chịu khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan