Nên ăn gì để hết táo bón?

Táo bón là bệnh lý khá phổ biến thuộc đường tiêu hoá với tỷ lệ mắc bệnh trên 17% dân số toàn cầu. Táo bón có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Vậy, ăn gì để hết táo bón và tốt cho hệ tiêu hóa?

1. Những đặc điểm của táo bón

Táo bón là tình trạng đi tiêu khó khăn do phân cứng và khô. Người bệnh táo bón thường đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần. Nguyên nhân chủ yếu của táo bón có thể được xác định do chế độ ăn ít chất xơ nhưng lại nhiều thịt, sữa, phô mai... Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các hội chứng về tiêu hoá liên quan đến việc:

  • Không bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần hàng ngày.
  • Không luyện tập thể dục hoặc vận động thường xuyên mà chỉ ngồi tại một chỗ quá lâu.
  • Thay đổi thói quen, lối sống hoặc cách ăn uống.
  • Đôi khi bị căng thẳng trong học tập hoặc công việc, cuộc sống.
  • Lạm dụng thuốc quá mức, đặc biệt các loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc giảm đau, thuốc kháng acid có hàm lượng canxi hoặc nhôm cao.
  • Có thể do mắc các hội chứng ruột kích thích, ung thư ruột kết hoặc gặp các vấn đề về thần kinh, cơ, hệ tiêu hoá.

Người mắc bệnh táo bón đi tiêu ít hơn 3 lần một ngày, phân cứng và thậm chí có thể kèm theo máu. Mỗi lần đi tiêu cảm thấy đau rát, chướng bụng...

Trẻ em và người lớn là đối tượng thường xuyên gặp tình trạng táo bón, một số đối tượng đặc biệt khác cũng có thể gặp tình trạng này như:

  • Những người bị chấn thương tuỷ sống, phải nằm viện với thời gian dài, ít vận động nên lâu ngày sẽ thành táo bón.
  • Phụ nữ mang thai bị táo bón do thay đổi nội tiết tố cùng với áp lực lên ruột khi thai nhi lớn dần lên.
  • Những người có độ tuổi lớn hơn 65 có xu hướng ít hoạt động thể chất hoặc mắc các bệnh tiềm ẩn và chế độ ăn hạn chế chất xơ.

2. Nguy cơ mắc bệnh khi táo bón kéo dài

Táo bón kéo dài có thể dẫn đến tình trạng táo bón mãn tính. Nếu người bệnh không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ như làm rối loạn chức năng của vị tràng khiến cho các chất cặn bã trong cơ thể không được đào thải ra ngoài. Khi độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm trực tràng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng.

Táo bón kéo dài còn khiến cho người bệnh dễ bị mắc bệnh trĩ. Do phân ở trực tràng lâu ngày cản trở tuần hoàn và gây ra tình trạng trĩ nội hoặc trĩ ngoại.

Bên cạnh đó táo bón kéo dài gây cho cơ thể có cảm giác chán ăn, do phân tích tụ trong đại tràng lâu ngày, khiến cho bụng chướng và đầy hơi. Từ đó, làm người bệnh ăn không ngon miệng.

3. Ăn gì để không bị táo bón?

Điều trị táo bón ngoài việc sử dụng thuốc nhuận tràng thì các chuyên gia còn khuyến nghị với những trường hợp người bệnh nhẹ có thể áp dụng một số biện pháp liên quan đến chế độ ăn. Việc sử dụng thuốc nhuận tràng nhiều có thể khiến người bệnh bị phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc và mất hoàn toàn khả năng đi tiêu tự nhiên. Thực hiện thay đổi chế độ ăn sẽ giúp tăng cường hấp thu chất xơ vào cơ thể và giúp đi tiêu dễ dàng hơn. Vậy ăn gì để hết táo bón?

Theo viện Hàn Lâm dinh dưỡng, hàm lượng về nhu cầu chất xơ cho nam giới cần cung cấp một ngày là 38 gam và nữ giới là 25 gam. Tuy nhiên, người lớn bình thường chỉ nhận được khoảng 1⁄2 số lượng chất xơ mà cơ thể cần trong các bữa ăn hàng ngày. Vì vậy cần phải bổ sung nhiều chất xơ hơn trong chế độ ăn. Một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón như:

  • Dưa cải muối chua với hàm lượng vi khuẩn probiotic phong phú giúp cải thiện tiêu hoá và giảm táo bón. Những loại vi khuẩn này còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch và quá trình tiêu hoá đường lactose. Theo các nghiên cứu về vai trò của probiotic cho biết khoảng 20 gram dưa cải muối chua cung cấp lượng khuẩn tương đương với chất bổ sung probiotic.
  • Súp lơ khá phong phú hàm lượng suraphan - có tác dụng bảo vệ ruột và giúp dễ tiêu hoá thức ăn. Ngoài ra, súp lơ còn giúp ngăn chặn sự phát triển quá mức của một số loại vi sinh vật đường ruột cản trở quá trình tiêu hoá thức ăn.
  • Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi có thể giúp cải thiện táo bón bởi vì chúng rất giàu chất xơ.
  • Bánh mì nguyên cám, ngũ cốc,... là những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ hoà tan khá phong phú và có thể giúp tăng khối lượng phân cũng như thúc đẩy thức ăn qua đường ruột nhanh hơn.
  • Mận khô trị táo bón khá hiệu quả, bởi vì hàm lượng chất xơ trong mận rất nhiều. Hơn nữa thành phần của mận khô còn chứa chất sorbitol, phenol có lợi cho đường tiêu hoá.
  • Táo và lê cũng có hàm lượng chất xơ, sorbitol và fructose giúp cải thiện tình trạng tiêu hoá. Hơn nữa, những loại trái cây này có hàm lượng nước cao giúp cho việc tiêu hoá và ngăn ngừa táo bón tốt.
  • Dầu oliu và hạt lanh có tác dụng nhuận tràng. Trong những loại dầu này còn chứa chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm giúp cải thiện tiêu hoá tốt.
  • Các loại đậu như đậu hà lan, đậu lăng, đậu xanh,... cung cấp chất xơ hoà tan, giúp tiêu hoá thức ăn và giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
  • Khoai lang, khoai tây - thực phẩm giảm táo bón: Có khoảng 3.8 gam chất xơ trong một củ khoai lang nướng nguyên vỏ. Với hàm lượng chất xơ này có thể giúp cơ thể ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả.
  • Sữa chua: Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotic - là những vi khuẩn tố giúp cải thiện sức khỏe đường ruột cũng như giúp phân mềm ra. Trong các nghiên cứu về vai trò của thành phần này cho thấy, với việc sử dụng sữa chua có probiotic không hương vị có thể giúp điều trị táo bón hiệu quả. Hơn nữa, các chuyên gia còn phát hiện rằng cứ ăn 180ml sữa chua mỗi sáng và thực hiện trong khoảng 2 tuần có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón mãn tính.
  • Chuối thường được sử dụng khi bị táo bón. Bởi vì hàm lượng chất xơ và nước trong chuối khá cao. Một trái chuối trung bình có thể giúp thúc đẩy hệ tiêu hoá tốt và cung cấp khoảng 10% nhu cầu chất xơ cho người bình thường trong một ngày.

Ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm có thành phần\ cải thiện tiêu hoá và tình trạng táo bón, người bệnh cũng có thể được khuyến khích sử dụng một số loại đồ uống như:

  • Nước cam có hàm lượng chất xơ cao giúp kích thích nhu động ruột. Đồng thời, loại trái cây họ cam quýt này còn chứa một lượng khá phong phú flavonoid giúp giảm triệu chứng của táo bón.
  • Nước ép mận khô cũng được sử dụng để cải thiện tình trạng táo bón với công dụng cung cấp chất xơ, nước và thành phần sorbitol có lợi cho tiêu hoá.
  • Nước ép dứa có hàm lượng enzyme bromelain giúp giảm chứng táo bón, đầy hơi và co thắt dạ dày.
  • Nước chanh có hàm lượng acid, vitamin C và chất chống oxy hóa phong phú giúp loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hoá. Thêm vào đó, uống nước chanh sau bữa ăn sẽ giúp ngăn chặn tình trạng khó tiêu và loại độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Nước ép lê với hàm lượng vitamin, chất xơ, sorbitol đáng kể sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

Tóm lại, táo bón gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc lựa chọn lựa khẩu phần ăn khoa học với nguồn thực phẩm an toàn sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng táo bón đang gặp phải.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan