Nhận biết và chẩn đoán dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa

1. Nhận biết dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa

Như nói ở trên, ung thư tiêu hóa gồm có các ung thư tại những vị trí và bộ phận nằm trong hệ này: dạ dày, đại trực tràng, thực quản.... Tùy vào ung thư ở cơ quan nào và người bệnh mà gây ra các triệu chứng khác nhau. Dấu hiệu của bệnh này thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa, thậm chí diễn biến một cách âm thầm.

Hình ảnh ung thư đường tiêu hóa
Hình ảnh ung thư đường tiêu hóa

Theo nghiên cứu, ung thư này chiếm đến 30% trong các loại ung thư. Bệnh xuất hiện cả nữ và nam giới. Nếu phát hiện sớm, khả năng có phương pháp điều trị và chữa khỏi bệnh sẽ rất cao.

1.1. Ung thư dạ dày

Triệu chứng ung thư dạ dày gồm có:

- Giảm cân không có nguyên nhân.

- Đại tiện ra phân màu đen.

- Ợ nóng và ợ chua.

- Buồn nôn, nôn mửa.

- Ăn không ngon miệng.

- Đau tức thượng vị.

1.2. Ung thư đại trực tràng

Khi bị ung thư đại tràng, đại trực tràng, bệnh nhân thường có biểu hiện liên quan tới rối loạn đại tiện, tiêu hóa:

- Đi ngoài thường lẫn với máu.

- Chướng bụng.

- Tình trạng đi ngoài bất thường, tiêu chảy và táo bón xảy ra liên tục.

- Cơ thể mệt mỏi.

- Giảm cân.

- Kích thước phân có sự thay đổi lạ.

1.3. Ung thư thực quản

Người bệnh mắc ung thư thực quản thường có các dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa sau:

- Ợ nóng.

- Đau rát họng.

- Nuốt khó khăn.

- Thường xuyên nôn và buồn nôn.

- Sụt cân.

- Đau ở phần sau xương ức.

2. Phương pháp chẩn đoán sớm bệnh ung thư đường tiêu hóa

Phương pháp chẩn đoán ung thư tiêu hóa
Phương pháp chẩn đoán ung thư tiêu hóa

Khi xuất hiện một vài dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa trên, người bệnh nên đến bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám, làm xét nghiệm chẩn đoán theo yêu cầu.

Thông thường, bác sĩ sẽ đưa ra danh mục tầm soát ung thư đường tiêu hóa với quy trình sau:

- Khám sàng lọc.

- Chẩn đoán hình ảnh.

- Nội soi dạ dày, các cơ quan trong hệ tiêu hóa.

- Làm các xét nghiệm nếu như có chẩn đoán mắc bệnh: Xét nghiệm vi khuẩn HP; xét nghiệm CEA, CA 72-4, CA 19-9...; xét nghiệm máu lẫn ở trong phân.

- Sinh thiết tế bào.

3. Cách phòng ngừa, ngăn chặn ung thư đường tiêu hóa phát triển

Cách phòng ngừa bệnh ung thư tiêu hóa quay lại
Cách phòng ngừa bệnh ung thư tiêu hóa quay lại

Nếu như bạn thực hiện theo các khuyến cáo sau, ung thư đường tiêu hóa có thể ngăn ngừa hiệu quả.

* Chế độ ăn uống phù hợp, khoa học:

- Ăn các loại rau xanh, trái cây thường xuyên.

- Giảm hấp thụ chất béo.

- Nên hạn chế thực phẩm muối chua, đồ ăn nhanh, có vị cay nóng.

- Không dùng rượu bia, đồ uống có cồn, có chất kích thích.

* Có lối sống lành mạnh:

- Rèn luyện sức khỏe bằng cách vận động mỗi ngày.

- Tránh ngồi kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.

* Tầm soát, khám sàng lọc sớm ung thư đường tiêu hóa định kỳ:

Ngay khi chưa có dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa, mọi người cũng nên thực hiện sàng lọc sớm ung thư định kỳ. Điều này giúp ích rất tốt đối với sức khỏe của bạn. Nếu không may mắc phải, bạn có thể phát hiện sớm sẽ điều trị kịp thời. Đặc biệt với người có nguy cơ mắc bệnh này cao. Chẳng hạn như người trên 40 tuổi, có chế độ ăn uống không khoa học, ít vận động, nghiện thuốc lá, rượu bia...

Một số dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa cảnh báo nên đi khám sớm đã được chia sẻ trên đây. Ngay khi thấy một vài biểu hiện này, thay vì chủ quan, bạn cần tới bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán nhé. Tầm soát ung thư tiêu hóa thường xuyên là chìa khóa vàng giúp bạn và mọi người bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Vinmec là bệnh viện khám sàng lọc sớm ung thư tiêu hóa và điều trị tốt nhất hiện nay. Bạn có thể tìm đến đây để được khám, tư vấn kỹ lưỡng. Liên hệ HOTLINE, thông qua TẠI ĐÂY hoặc qua app MyVinmec để đặt lịch và theo dõi lịch khám hiệu quả nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan