Phẫu thuật ung thư đại tràng và những điều cần nên biết

1. Phẫu thuật ung thư đại tràng là gì?

Phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng (cắt đại tràng) được hiểu là một thủ thuật mổ cắt bỏ một phần hoặc có thể toàn bộ đại tràng (ruột già). Để điều trị đạt kết quả tốt nhất, triệt căn, ngoài cắt rộng đại tràng, bác sĩ còn tiến hành nạo hạch di căn cùng với cắt bộ phận di căn nếu được.

Phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng giúp loại bỏ khối u hiệu quả
Phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng giúp loại bỏ khối u hiệu quả

Phẫu thuật cắt đại tràng như thế nào? Đầu tiên, người bệnh sẽ được tiêm, truyền thuốc gây mê để ngủ thiếp trong quá trình thực hiện phẫu thuật. Điều này giúp bệnh nhân không còn cảm giác đau, bác sĩ cũng tiến hành mổ cắt đại tràng dễ dàng, hiệu quả.

Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định phẫu thuật khác nhau:

  • Phẫu thuật mở (còn gọi là mổ mở): Đây là phương pháp truyền thống. Bác sĩ sẽ rạch đường dài ở trên bệnh của bệnh nhân để có thể tiếp cận và cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bộ phận đại tràng.
  • Phẫu thuật ít xâm lấn: Đây là phương pháp tiên tiến và hiện đại sử dụng robot, nội soi được đánh giá là tạo ra vết mổ nhỏ, ít đau, rút ngắn thời gian hồi phục. Chỉ cần rạch vài đường nhỏ dao động 0,5 – 1,2 cm ở trên bụng của người bệnh rồi dùng dụng cụ nhỏ dài có gắn camera siêu nhỏ đưa vào trong ổ bụng để gửi hình ảnh. Sau đó, bác sĩ nhìn vào hình ảnh đó để biết được vùng đại tràng nào bị tổn thương và cần cắt bỏ.

2. Biến chứng sau mổ cắt đại tràng

Biến chứng có thể gặp phải khi mổ cắt đại tràng như nhiễm trùng, chảy máu ổ bụng…
Biến chứng có thể gặp phải khi mổ cắt đại tràng như nhiễm trùng, chảy máu ổ bụng...

Dù cho kết quả điều trị cao, nhưng phẫu thuật ung thư đại tràng vẫn mang đến những rủi ro, biến chứng. Nhất là khi được bác sĩ không giỏi chuyên môn, tay nghề kém thực hiện và bệnh nhân mắc ung thư ở giai đoạn sau. Chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng.
  • Hẹp miệng nối.
  • Chảy máu ổ bụng.
  • Tạo mô sẹo dẫn tới tắc ruột.
  • Nhiễm trùng màng bụng.
  • Áp xe ổ bụng.
  • ....

Các bạn có thể xem chi tiết tại bài viết Biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật nội soi cắt đại tràng

Nhiều người còn có nguy cơ gặp biến chứng liên quan tới hô hấp, tim mạch. Do đó, các bệnh nhân nên tìm phòng khám, bệnh viện uy tín để đảm bảo ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Đặc biệt, hãy theo dõi, khám sàng lọc sớm ung thư đại tràng để điều trị kịp thời, nhanh chóng khỏi bệnh.

3. Sau phẫu thuật ung thư đại tràng nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng

Nên ăn gì sau khi mổ đại tràng? Không chỉ trong lúc phẫu thuật mà quá trình chăm sóc sau khi mổ cũng quyết định tới sức khỏe và khả năng phục hồi của người bệnh. Do đó, ở giai đoạn này, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để sớm quay lại với cuộc sống như lúc ban đầu, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Với chế độ ăn uống, người bệnh cần chú ý điều sau:

  • Trong trường hợp chưa ăn được, bác sĩ sẽ cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh bằng đường tĩnh mạch.
  • Nên ăn thức ăn mềm, lỏng để người bệnh dễ nuốt, tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.
  • Nên ăn nhiều rau củ quả, chất xơ.
  • Bổ sung vitamin, nguyên tố vi lượng đầy đủ.
  • Dùng dầu thực vật thay cho dầu động vật.
  • Tránh sử dụng các đồ uống có ga, chất kích thích hay đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh.

4. Phẫu thuật ung thư đại tràng sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống trên 5 năm với người phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng khác nhau tùy vào từng giai đoạn
Tỷ lệ sống trên 5 năm với người phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng khác nhau tùy vào từng giai đoạn

Cắt đại tràng sống được bao lâu? Tiên lượng tuổi thọ của người được chẩn đoán ung thư đại tràng sẽ khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố. Chẳng hạn như tình trạng sức khỏe, mô bệnh học, giai đoạn của bệnh cùng với phương thức chữa trị. Trong đó, phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng là phương pháp chữa trị khi bệnh ở giai đoạn 2.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ đưa ra, tỷ lệ sống trên 5 năm là:

  • 60 – 80% đối với bệnh nhân mắc ung thư đại tràng ở giai đoạn 2 được thực hiện phẫu thuật.
  • Lên tới 95% với bệnh nhân phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời.
  • 35 – 55% với bệnh nhân gặp tình trạng tế bào ung thư lan sang cơ quan khác.
  • Dưới 15% với tình trạng ung thư đang di căn tới bộ phận xa trong cơ thể.

Do đó, việc tầm soát ung thư đại tràng là rất quan trọng, giúp gia tăng tỷ lệ sống, kéo dài tuổi thọ hiệu quả.

Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về phẫu thuật ung thư đại tràng, chăm sóc bản thân/người bệnh tốt nhất sau khi thực hiện phẫu thuật. Nếu có thắc mắc, mọi người có thể liên hệ tới Vinmec, các y bác sĩ sẽ tư vấn chu đáo và tận tình.

Gọi HOTLINE hoặc thực hiện đặt lịch TẠI ĐÂY/ ứng dụng MyVinmec để có thể thực hiện đặt lịch dễ dàng, hỗ trợ tốt nhất cũng như theo dõi lịch hiệu quả.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

337 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan