Sa bàng quang là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sa bàng quang lúc mới khởi phát thường khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, mệt mỏi và khó chịu, chán nản. Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị đúng sẽ gây ứ đọng nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu và làm giảm chức năng hoạt động của thận, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, giảm khả năng thụ thai và biến chứng các loại bệnh khác đe dọa đến tính mạng người bệnh.

1. Sa bàng quang là bệnh gì?

sa-bang-quang-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2
Bệnh sa bàng quang

Sa bàng quang (bàng quang tăng sinh) là hiện tượng suy yếu hoặc tổn thương hệ thống mô liên kết thành trước của âm đạo khiến bàng quang phình ra và sa ra ngoài. Sa bàng quang được chia thành 4 mức độ dựa trên tình trạng bàng quang sa ra ngoài âm đạo:

  • Độ 1: Đây là mức độ nhẹ, chỉ một phần nhỏ của bàng quang sa xuống âm đạo.
  • Độ 2: Đây là mức độ vừa phải, bàng quang sa xuống có thể chạm đến lỗ âm đạo.
  • Độ 3: Đây là mức độ nặng, bàng quang nhô ra khỏi âm đạo.
  • Độ 4: Mức độ này là mức độ bà quang sa hoàn toàn qua lỗ âm đạo, thường liên quan đến các hình thức sa tạng vùng chậu khác như sa tử cung, sa trực tràng.

Sa bàng quang lúc mới khởi phát thường khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, mệt mỏi và khó chịu, chán nản. Nếu bệnh không được kiểm soát sẽ gây ra tình trạng rối loạn tình dục.

Sa bàng quang còn gây ứ đọng nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu và làm giảm chức năng hoạt động của thận. Nếu không được phát hiện và chữa trị đúng sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, giảm khả năng thụ thai. Nguy hiểm hơn, biến chứng các loại bệnh khác đe dọa đến tính mạng người bệnh.

2. Nguyên nhân sa bàng quang

Các nguyên nhân sa bàng quang chủ yếu là do:

  • Béo phì: Khi trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ làm tăng áp lực lên cơ sàn chậu, gây sa bàng quang.
  • Mãn kinh: Nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ mãn kinh thường gặp phải hiện tượng sa bàng quang là do nồng độ nội tiết tố bị suy giảm, mất dần chức năng đàn hồi và săn chắc của các cơ âm đạo, không thể nâng đỡ bàng quang.
  • Khuân vác vật nặng hoặc stress, căng thẳng quá mức: Nguyên nhân sa bàng quang thường xảy ra ở phụ nữ hay khuân vác vật nặng, stress.
  • Phụ nữ mang thai và sinh con: Quá trình mang thai, vùng cơ chậu bị kéo căng dẫn đến tình trạng mất dần chức năng cố định bàng quang. Khi sinh đẻ cũng có yếu tố nguy cơ gây ra bệnh.
  • Nguyên nhân sa bàng quang cũng có thể do táo bón kéo dài, di truyền, ho mãn tính,... do cơ và mô liên kết giữa âm đạo và bàng quang bị suy yếu.
sa-bang-quang-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2
Sa bàng quang do béo phì

3. Triệu chứng sa bàng quang

Các triệu chứng sa bàng quang thường hay nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, hầu hết khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng sau:

  • Đau nhức, khó chịu tại vùng chậu: Luôn có cảm giác như có vật gì sa ra ngoài âm đạo; đau nhức ở vùng âm đạo, vùng chậu và bụng dưới. Đau tăng lên khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc ráng sức.
  • Rối loạn đường tiểu: Sa bàng quang thường gây ra triệu chứng tiểu đau, khó tiểu, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu không tự chủ. Tình trạng này cần điều trị ngay lập tức, bởi dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang, nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
  • Đau thắt lưng: Đau vùng thắt lưng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh sa bàng quang, tuy nhiên nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên dễ bỏ qua.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Khi bàng quang rơi vào ngã âm đạo sẽ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu trong đời sống tình dục.
  • Có bướu trong âm đạo: Ở mức độ sa bàng quang nặng (mức độ 3 trở lên), người bệnh có cảm giác như ngồi trên một quả trứng, bởi toàn bộ bàng quang đã bị sa hoàn toàn. Nếu nằm nghỉ hoặc đứng, triệu chứng này sẽ biến mất.

4. Điều trị sa bàng quang

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ của tình trạng sa bàng quang. Cụ thể:

  • Sa bàng quang mức độ nhẹ: Nếu có ít hoặc không có triệu chứng rõ ràng thường không cần điều trị, người bệnh tự chăm sóc tại nhà như tập bài tập tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu và đi khám định kỳ.
  • Sa bàng quang mức độ nặng: Sử dụng dụng cụ hỗ trợ vòng nâng âm đạo để đặt vào âm đạo nhằm hỗ trợ bàng quang; liệu pháp estrogen (kem bôi âm đạo, thuốc đặt hay vòng đặt) được dùng trong trường hợp đang ở thời kỳ mãn kinh, giúp giữ cho cơ xương chậu khỏe hơn.
  • Mức độ nghiêm trọng: Nếu sa bàng quang ngày càng nghiêm trọng, các biện pháp trên không có hiệu quả thì người bệnh phải phẫu thuật để điều trị nâng bàng quang về lại đúng vị trí, loại bỏ các mô thừa và thắt chặt các cơ, dây chằng của sàn chậu.
sa-bang-quang-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-3
Phẫu thuật điều trị bệnh sa bàng quang nặng

5. Biện pháp phòng ngừa sa bàng quang

Để phòng ngừa sa bàng quang, bạn hãy thực hiện các phương pháp sau:

  • Tránh nâng vật nặng: Nếu không nhất thiết thì bạn không nên nâng vật nặng mà nhờ người khác giúp đỡ, trường hợp phải nâng vật nặng, nên nâng đúng tư thế, dùng lực ở chân thay vì dùng eo hay lưng.
  • Kiểm soát ho: Nếu bị ho, bạn cần điều trị bệnh và từ bỏ hút thuốc lá.
  • Cân nặng vừa phải: Không nên để cơ thể thừa cân, béo phì vì nó có thể làm tăng khả năng sa bàng quang. Trường hợp đang bị thừa cân thì bạn cần lên kế hoạch giảm cân phù hợp.
  • Tập các bài tập Kegel: Các bài tập này Kegel nhằm giúp tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh con.
  • Điều trị táo bón: Táo bón là nguyên nhân gây sa bàng quang vì vậy bạn nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng nhằm điều trị và hạn chế nguy cơ táo bón bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp bạn không bị táo bón, hạn chế tình trạng sa bàng quang.
  • Không nên sinh nở sớm, nhiều quá và dày; sinh đẻ nơi có điều kiện y tế an toàn, đỡ đẻ đúng kỹ thuật; không để quá trình chuyển dạ kéo dài; thủ thuật sản khoa làm đúng chỉ định và kỹ thuật, tránh gây sang chấn cho âm đạo và tầng sinh môn. Đặc biết, sau khi sinh không nên lao động nặng quá sớm, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan