Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Suy dinh dưỡng là hiện tượng cơ thể không được bổ sung đầy đủ năng lượng và chất đạm cùng các chất vi lượng khác. Suy dinh dưỡng xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên phổ biến nhất là ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Khi trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng cần tìm ra nguyên nhân và bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng. Tránh gây ra những hậu quả khôn lường về sau.

1. Những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trẻ em bị suy dinh dưỡng là do bị thiếu hụt các dưỡng chất như: lipid, protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng trong thời gian dài. Chúng sẽ có những biểu hiện như:

  • Cân bị chững lại không tăng trong một khoảng thời gian dài, thậm chí còn bị sụt cân. Nếu chiếu theo bảng biểu cân nặng chuẩn của WHO thì trẻ không đạt chuẩn và rơi vào bảng suy dinh dưỡng.
  • Hai bên cánh tay không có mỡ, thịt nhẽo.
  • Lớp mỡ dưới da bụng bị teo nhỏ, không nhìn thấy
  • Tóc thưa dễ gãy rụng, đổi màu và làn da có màu xanh nhạt
  • Trẻ biếng ăn, ăn kém và hay bị rối loạn tiêu hóa như: đi phân sống, tiêu chảy
  • Nếu ở những trường hợp nặng hơn có thể thấy teo đét lại, hay có biểu hiện của thiếu vitamin nghiêm trọng như quáng gà, khô giác mạc hay loét giác mạc ( trường hợp này ít gặp).

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu cân, bé bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, tựu chung lại là những nguyên nhân chính như:

Suy dinh dưỡng độ 3
Suy dinh dưỡng độ 3

  • Do trẻ sinh non, nhẹ cân thiếu tháng nên các bộ phận trong cơ thể chưa phát triển đủ. Dẫn đến tình trạng sức đề kháng kém và dẫn đến hay ốm đau, hấp thu dinh dưỡng kém.
  • Do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Dễ thấy trong các trường hợp như: mẹ bị mất sữa hay thiếu sữa. Người nhà cho trẻ ăn bổ sung không đúng cách, không đạt chất lượng và số lượng. Tình trạng này hay gặp ở bà mẹ ít thời gian cho con cái, sinh con lần đầu nên thiếu kiến thức chăm con.
  • Do trẻ hay ốm đau, bệnh tật: Ở trẻ có sức đề kháng kém hay mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần và dẫn đến các biến chứng như phổi, sởi, lỵ...
  • Do thể trạng của trẻ bị dị tật: gặp ở những trẻ sinh non, suy dinh dưỡng từ trong bào thai, các trẻ bị dị tật như tim bẩm sinh, hở hàm ếch...
  • Do điều kiện kinh tế không đảm bảo. Đây là một trong những hệ quả của việc nghèo nàn, lạc hậu và liên quan cả đến nhận thức, dân trí của một bộ phận xã hội hay thậm chí là cả quốc gia.

Muốn đưa ra kết luận trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không cần phải theo dõi sức khỏe và cân nặng của trẻ thường xuyên. Nếu trong thời gian dài trẻ không tăng cân thì nên có sự theo dõi và điều chỉnh sao cho hợp lý.

Trẻ suy dinh dưỡng có những cấp độ khác nhau như:

  • Cấp độ I: Trọng lượng trẻ đạt 90% so với độ tuổi
  • Cấp độ II: Trọng lượng trẻ đạt 75% so với độ tuổi
  • Cấp độ III: Trọng lượng trẻ đạt 60% so với tuổi.

3. Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì?

Phải trang bị đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm trước khi bổ sung cho trẻ. Đặc biệt là ở trẻ suy dinh dưỡng. Vì trẻ suy dinh dưỡng đa số tập trung dưới 3 tuổi nên hệ tiêu hóa rất non kém, chưa kể bé hay dị ứng với đồ ăn lạ nên cần có kiến thức cũng như hiểu con bạn để có cách bổ sung hợp lý nhất.

  • Với trẻ sinh non, thiếu tháng nhẹ cân hay mẹ thiếu sữa, ít sữa: nên bổ sung loại sữa bổ sung dành riêng cho trẻ thiếu cân, thiếu tháng, vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị dị ứng hay tổn thương ( cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ).
  • Trẻ còn bú mẹ thì nên bổ sung chế độ dinh dưỡng cho mẹ hợp lý, đồng thời tăng cường thêm các vitamin và khoáng chất cho mẹ để nguồn sữa đảm bảo đủ chất hơn.
  • Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm nên bổ sung các loại thực phẩm sau: gạo và khoai tây ( bổ sung tinh bột), thịt: gà, lợn, bò vì lành tính... Bố mẹ nên bổ sung hải sản: cua, cá hay trứng...
  • Bổ sung thêm sữa bột giàu dưỡng chất. Lưu ý đây là những dòng sữa nhiều năng lượng hơn thông thường vì trẻ đang cần bổ sung cho cả phần đã thiếu hụt trước đó ( nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để có được lựa chọn tốt nhất)
  • Bổ sung rau xanh và hoa quả chín.
  • Thêm dầu và mỡ cho trẻ ( nên chọn loại dành riêng cho trẻ em như dầu gấc, dầu ô liu...)

4. Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

4.1. Suy dinh dưỡng cấp độ I và II nên bổ sung thế nào?

Các mẹ hay băn khoăn trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Hãy tham khảo dưới đây nhé:

  • Khi mẹ đủ sữa nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn (dưới 6 tháng). Mẹ nên ăn đủ chất, nên giữ cho tinh thần thoải mái và ngủ đủ giấc. Nếu mẹ đủ sữa thì không cần bổ sung thêm sữa bên ngoài. Nếu muốn sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng.
  • Trẻ trong giai đoạn ăn dặm từ 6 – 12 tháng: Cho trẻ ăn những đồ lỏng dễ hấp thu như cháo loãng trộn thêm sữa. Tuy nhiên trong cháo nên tăng cường thêm lượng thịt, gạo và rau củ. Tăng cường các bữa trong ngày nhiều lên, có thể ít số lượng ăn mỗi lần ít nhưng nhiều lần. Chế độ ăn còn tùy vào khẩu vị của trẻ mà điều chỉnh
  • Trẻ từ 1 -2 tuổi nên tham khảo thực đơn sau:
    • 150 -200 ml sữa vào buổi sáng
    • Cháo thịt + rau ( nếu ăn cơm thì bát cơm). Nên đủ dinh dưỡng như thịt : 50g, dầu ăn, rau xanh ( 2 thìa nhỏ) và gạo tẻ 30g
    • Trưa nên bổ sung sữa tầm 200ml
    • Bữa chiều nhẹ nên ăn hoa quả là chuối hay đu đủ
    • Chiều muộn nên ăn cháo thịt ( thay bằng cá, tôm hay trứng ) thêm rau và dầu ăn cho đủ dưỡng chất.
    • Sau đó ăn sữa hay bú mẹ bổ sung
  • Với trẻ ở độ tuổi lớn hơn có thể ăn theo bữa của người lớn. Tuy nhiên giảm bớt số lượng trong từng bữa và bổ sung thêm các bữa phụ là sữa, hoa quả hay thêm các sản phẩm tăng cường cho trẻ.

4.2. Suy dinh dưỡng cấp độ III nên bổ sung gì?

Suy dinh dưỡng độ 3

Nên có sự tư vấn từ bác sĩ vì trẻ suy dinh dưỡng cấp độ III thường kèm theo những dấu hiệu của các bệnh lý như: tiêu chảy, hệ tiêu hóa kém như phân sống hay các bệnh đường hô hấp.

Trẻ có thể duy trì ăn nhiều bữa trong ngày tuy nhiên tăng dần lượng calo và nên dùng sản phẩm sữa cao năng lượng hơn, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn loại thông thường ( nên tham khảo ý kiến chuyên gia)

4. Có nên sử dụng thuốc bổ cho trẻ suy dinh dưỡng?

Thuốc bổ cho trẻ suy dinh dưỡng có thật sự cần thiết, trước hết mẹ phải hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng là gì? Từ đó mới có thể đưa ra giải pháp tốt nhất cho trẻ.

  • Với trẻ hệ tiêu hóa kém, khó ăn nên bổ sung thêm men tiêu hóa, giúp trẻ tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột, giúp ăn nhanh hơn và từ đó hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
  • Với trẻ sinh non, nhẹ cân thiếu tháng thì bản chất của việc suy dinh dưỡng là do các cơ quan của bé chưa hoàn thiện, cần bổ sung dưỡng chất đảm bảo hơn, an toàn hơn cho bé như sữa chuyên biệt dành riêng cho bé nhẹ cân, sinh non (có tham khảo ý kiến chuyên gia).
  • Với trẻ đã lớn nên bổ sung dưỡng chất theo thể trạng của trẻ, thay đổi chế độ ăn theo sở thích để cải thiện mỗi ngày.
  • Nên bổ sung các loại vitamin và dưỡng chất định kỳ theo chỉ định của chuyên gia và các bác sĩ chuyên môn như vitamin A, D....

Sản phẩm bổ dưỡng cần phải sử dụng hợp lý và có sự tham khảo từ các chuyên gia, không phải với ai hay bé nào cũng đem lại hiệu quả.

Trẻ suy dinh dưỡng là vấn đề đáng lo ngại không chỉ của mỗi gia đình mà còn của cả các quốc gia. Hãy là một bà mẹ hiểu biết bằng cách trang bị cho mình những kiến thức nhất định về dinh dưỡng và cách chăm trẻ. Từ đó bạn có thể lắng nghe và hiểu được con yêu đang cần gì, bổ sung những gì trong từng giai đoạn cho phù hợp. Không phải bà mẹ nào cũng nuôi con bằng sữa ngoài hay thuốc bổ mà bé vẫn khỏe mạnh. Hãy chăm bé một cách mà mẹ thấy hợp lý để có được hiệu quả tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

110 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan