Đặc điểm của thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD)

Thiết bị hỗ trợ thất trái LVAD giúp máu lưu thông bình thường trong cơ thể người bệnh suy tim giai đoạn cuối, giúp làm giảm triệu chứng mệt mỏi hay khó thở. Đôi khi, thiết bị này cũng giúp tim phục hồi các chức năng bình thường bởi nó cho phép quả tim được nghỉ ngơi.

1. Bệnh suy tim đe dọa tính mạng như thế nào?

Suy tim là một bệnh lý tiến triển cần một quá trình dài. Trong đó cơ tim trở nên suy yếu từ sau khi bị chấn thương và dần dần mất khả năng bơm máu đến các cơ quan theo nhu cầu cơ thể, quá trình diễn tiến từ từ và ngày càng nặng. Điều trị nội khoa trong bệnh suy tim chỉ mang ý nghĩa kiểm soát các triệu chứng và làm chậm diễn tiến của suy tim.

Khi suy tim đã đi đến giai đoạn cuối, bệnh nhân thường xuyên phải nhập viện, cơ thể bị phù, khó thở, mất ngủ về đêm. Càng về sau, các cơ quan trong cơ thể như gan, thận sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng huyết áp thấp do suy tim gây ra. Đồng thời việc đi lại, ăn uống khó khăn do gan to, chướng bụng. Ở giai đoạn này, tiên lượng bệnh nhân trở nên xấu đi rất nhanh, thời gian sống chỉ trong 2 năm nhưng trên thực tế bệnh suy tim còn xấu hơn cả bệnh nhân bị ung thư phổi.

Ghép tim là phương pháp điều trị duy nhất đem lại hy vọng cho bệnh nhân nhưng do nguồn hiến rất có hạn, ghép tim chỉ có thể thực hiện được ở một số rất ít những bệnh nhân vượt qua được các yếu tố sàng lọc. Do đó, dụng cụ hỗ trợ tim cơ học LVAD được phát triển để trở thành một lựa chọn sống còn cho những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối. Dụng cụ này có thể được sử dụng như một thiết bị hỗ trợ tim tạm thời trong lúc chờ đợi ghép tim hoặc hỗ trợ lâu dài cho những bệnh nhân suy tim.

Thiết bị hỗ trợ thất trái
Dụng cụ hỗ trợ tim cơ học LVAD được phát triển để trở thành một lựa chọn sống còn cho những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối

2. Thiết bị hỗ trợ thất trái LVAD là gì?

Thiết bị hỗ trợ thất tráithiết bị LVAD là một loại tim cơ học được đặt trong lồng ngực bệnh nhân, giúp tim bơm máu giàu oxy đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, không giống như tim nhân tạo, thiết bị LVAD không thay thế tim mà chỉ giúp tim thực hiện chức năng bình thường của mình, điều này mang ý nghĩa sống còn đối với các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối.

3. Đặc điểm của thiết bị hỗ trợ thất trái LVAD

Thiết bị LVAD được cấy vào trong cơ thể bệnh nhân, thường được sử dụng đối với những bệnh nhân không thể trải qua phẫu thuật ghép tim. LVAD là một thiết bị bơm máu giống như một quả tim. Một đầu của bơm nối với thất trái - nơi bơm máu đi khắp cơ thể, đầu kia nối với động mạch chủ. Thiết bị bao gồm một dây cáp đi từ thiết bị ra da, được bọc bởi một chất liệu đặc biệt giúp hỗ trợ việc làm lành vết thương và da mọc trở lại, dây cáp nối với một bộ phận điều khiển và pin.

Thiết bị LVAD được cấy vào cơ thể bằng phương pháp mổ tim hở, kèm theo bộ điều khiển vi tính, một bộ pin và pin dự phòng được gắn ngoài cơ thể. Một số đời máy còn cho phép bệnh nhân đeo thiết bị này vào thắt lưng bên ngoài và pin có thể sạc điện ban đêm.

4. Khả năng hồi phục sức khỏe sau cấy ghép LVAD

Sau phẫu thuật gắn thiết bị, bệnh nhân thường hồi phục rất nhanh và có thể xuất viện sau 2 tuần, khi tuần hoàn máu được phục hồi bình thường. Hầu hết các bệnh nhân có thể bắt đầu làm các công việc quen thuộc hàng ngày, vận động nhẹ nhàng và theo đuổi sở thích của mình. Nguy cơ tạo máu đông (huyết khối) trong máy được hạn chế tối đa vì bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc chống đông máu. Rủi ro khi phẫu thuật ít hơn 10%.

Tuy nhiên, cũng như các phẫu thuật khác, sẽ có nguy cơ kèm theo việc cấy thiết bị LVAD ở bệnh nhân suy tim bao gồm: nhiễm khuẩn, xuất huyết nội, suy tim và nguy cơ nào cũng có thể dẫn đến tử vong. Bác sĩ sẽ kiểm tra, tiên lượng các nguy cơ và biến chứng tiềm tàng của LVAD cho bệnh nhân trước khi tiến hành thực hiện thủ thuật.

Phương pháp dùng thiết bị LVAD yêu cầu chế độ tuân thủ nghiêm ngặt về y khoa và theo dõi cẩn thận. Tất cả các bệnh nhân cần được sự hỗ trợ hoàn toàn của gia đình và bạn bè. Trước khi ghép LVAD, bệnh nhân cần xác định người chăm sóc, người có thể cam kết việc cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ trong quá trình phục hồi, luôn ở bên bệnh nhân ít nhất là trong vài tuần đầu sau khi xuất viện.

5. Đối tượng nào nên cấy ghép thiết bị LVAD?

Bệnh suy tim cần được ổn định trong khi chờ đợi người hiến tim. Bệnh nhân không tìm được nguồn tim hiến thì LVAD là phương pháp hỗ trợ hoạt động của tim.

6. Cấy ghép thiết bị LVAD ở đâu?

Hiện nay, Phẫu thuật cấy máy thiết bị hỗ trợ thất đã được triển khai tại Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội), với tỷ lệ thành công lên đến 90%. Bệnh viện Vinmec Times City là cơ sở y tế tư nhân đầu tiên triển khai kỹ thuật tim mạch này.

Thiết bị hỗ trợ thất trái
Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã triển khai phẫu thuật cấy máy thiết bị hỗ trợ thất với tỷ lệ thành công lên đến 90%

Vinmec sở hữu hệ thống Phòng mổ Hybrid được các trang thiết bị tối tân như máy chụp mạch DSA, máy gây mê tích hợp các phần mềm theo dõi huyết động bệnh nhân một cách chặt chẽ nhất (hệ thống PiCCO, entropy...). Do đó, phòng mổ Hybrid có thể đáp ứng các yêu cầu phẫu thuật và can thiệp nong, đặt stent mạch vành, stent graft động mạch chủ, mổ tim mở, thay van tim các bệnh tim bẩm sinh với kỹ thuật hiện đại ít xâm lấn nhất, an toàn, giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe.

Phẫu thuật cấy ghép thiết bị LVAD được chỉ định cho bệnh nhân suy tim – rối loạn nhịp có chỉ định cấy máy, được thực hiện với các Bác sĩ Tim mạch được đào tạo trực tiếp bởi đội ngũ chuyên gia nước ngoài.

Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City sở hữu đội ngũ chuyên gia của gồm những Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 2, Thạc sĩ giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch. Đặc biệt, Trung tâm có các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện uy tín nhất trên thế giới.

  • GS. TS. BS. Bùi Đức Phú - Chuyên gia hàng đầu Việt Nam về phẫu thuật tim mạch và ghép tạng, từng có 9 năm giữ cương vị Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, là Phó Chủ tịch Hội Ngoại Khoa Việt Nam, Chủ tịch Hội phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực Việt Nam, Chủ tịch hội phẫu thuật lồng ngực và tim mạch châu Á. Giáo sư Phú được biết đến qua ca phẫu thuật ghép tim trên người đầu tiên do chính ê-kíp người Việt Nam thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế - ca phẫu thuật đưa Việt Nam lên bản đồ ghép tim thế giới.
  • ThS. BS. Nguyễn Xuân Thành: Bác sĩ Ngoại Tim mạch - Trung Tâm Tim Mạch, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực siêu âm tim người lớn và trẻ em. Bác sĩ là Phó chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực - Bệnh viện Việt Tiệp trước khi là bác sĩ Ngoại tim mạch ở Trung tâm Tim mạch Vinmec Times City. Năm 2012, Bác sĩ Thành đạt chứng chỉ Can thiệp Tim mạch tại Viện Tim mạch Quốc gia, năm 2013 đạt chứng chỉ Can thiệp stent graft động mạch chủ tại Thái Lan, năm 2016 đạt chứng chỉ ECMO tại Ấn Độ, năm 2017 đạt chứng chỉ Can thiệp stent graft động mạch chủ bụng tại khoa phẫu thuật mạch máu – Bệnh viện Siriraj Bangkok - Thái Lan.

Trung tâm còn có chương trình hợp tác toàn diện với Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà nội, Đại học Paris Decartes - Bệnh viện Georges Pompidou (Pháp), Đại học Pennsylvania (Hoa kỳ)...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan