Khi nào tim bẩm sinh không phải mổ

Nội dung video được tư vấn bởi PGS, TS, BS. Vũ Minh Phúc, Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Theo thống kê, dị tật tim bẩm sinh gặp ở khoảng 1% trẻ sơ sinh. Hầu hết những trường hợp bị dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi được sinh ra có thể sống được đến tuổi trưởng thành, trong đó đa số đều chưa biết rõ nguyên nhân. Một số có thể do di truyền, do mẹ bị nhiễm virus hay sử dụng rượu, ma túy trong thời gian mang thai.

Bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi là tình trạng tim có những dị dạng từ khi còn trong bào thai. Cấu trúc tim bị khiếm khuyết khiến cho hoạt động lẫn chức năng của tim bị ảnh hưởng, quá trình tuần hoàn máu của cơ thể cũng hoạt động bất thường.

Bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi được xếp vào dạng dị tật bẩm sinh phổ biến thường gặp nhất, đồng thời đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các ca dị tật bẩm sinh.

Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi có thể được phát hiện thông qua kỹ thuật siêu âm ở tuần thai thứ 18. Theo nghiên cứu, tim bẩm sinh ở thai nhi có thể do một số nguyên nhân:

  • Do di truyền.
  • Do nhiễm độc thai.
  • Mẹ nhiễm bệnh trong thời gian mang thai.

Phẫu thuật tim bẩm sinh hay mổ tim bẩm sinh là phương pháp điều trị thường được chỉ định, tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhi không cần phải mổ tim bẩm sinh mà điều trị theo phác đồ khác như ‌thông‌ ‌tim‌ ‌can‌ ‌thiệp‌ ‌qua‌ ‌da‌ ‌giúp‌ ‌tránh‌ ‌được‌ ‌cuộc‌ ‌mổ‌ ‌trên‌ ‌tim‌ ‌hở‌ ‌mà‌ ‌vẫn‌ ‌cho‌ ‌kết‌ ‌quả‌ ‌tương‌ ‌tự.‌ ‌Những‌ ‌thông‌ ‌tim‌ ‌can‌ ‌thiệp‌ ‌thường‌ ‌được‌ ‌sử‌ ‌dụng‌ ‌như:‌ ‌

  • Xé‌ ‌vách‌ ‌liên‌ ‌nhĩ;‌ ‌
  • Nong‌ ‌van‌ ‌tim‌ ‌bị‌ ‌hẹp;‌ ‌
  • Nong‌ ‌mạch‌ ‌máu‌ ‌bị‌ ‌hẹp;‌ ‌
  • Đóng‌ ‌thông‌ ‌liên‌ ‌nhĩ,‌ ‌thông‌ ‌liên‌ ‌thất.‌ ‌

Khi‌ ‌tổn‌ ‌thương‌ ‌từ‌ ‌bào‌ ‌thai‌ ‌quá‌ ‌nặng‌ ‌nề‌ ‌thì‌ ‌trẻ‌ ‌cần‌ ‌được‌ ‌phẫu‌ ‌thuật‌ tim bẩm sinh ‌càng‌ ‌sớm‌ ‌càng‌ ‌tốt‌ ‌gồm‌ ‌có‌:

Phẫu‌ ‌thuật‌ ‌tim‌ ‌bẩm sinh kín,‌ ‌áp‌ ‌dụng‌ ‌trong‌:

  • Cắt‌ ‌ống‌ ‌thông‌ ‌trong‌ ‌bệnh‌ ‌lý‌ ‌còn‌ ‌ống‌ ‌động‌ ‌mạch;‌ ‌
  • Phẫu‌ ‌thuật‌ ‌cầu‌ ‌nối‌ ‌chủ‌ ‌-‌ ‌phổi;‌ ‌
  • Thắt‌ ‌vòng‌ ‌động‌ ‌mạch‌ ‌phổi‌ ‌và‌ ‌phẫu‌ ‌thuật‌ ‌tim‌ ‌hở‌ ‌ ‌

Phẫu‌ ‌thuật‌ ‌tim‌ ‌bẩm sinh hở,‌ ‌áp‌ ‌dụng‌ ‌trong‌: ‌

  • Các‌ ‌bệnh‌ ‌như‌ ‌thông‌ ‌liên‌ ‌thất,‌ ‌thông‌ ‌liên‌ ‌nhĩ,‌ ‌thông‌ ‌sàn‌ ‌nhĩ‌ ‌thất,‌ ‌cửa‌ ‌sổ‌ ‌chủ‌ ‌phổi‌ ‌
  • Phẫu‌ ‌thuật‌ ‌chuyển‌ ‌gốc‌ ‌động‌ ‌mạch,‌ ‌phẫu‌ ‌thuật‌ ‌Mustard‌ ‌hoặc‌ ‌Senning‌ ‌để‌ ‌sửa‌ ‌chữa‌ ‌đảo‌ ‌gốc‌ ‌động‌ ‌mạch‌ ‌tại‌ ‌tầng‌ ‌nhĩ‌ ‌
  • Phẫu‌ ‌thuật‌ ‌những‌ ‌bệnh‌ ‌tim‌ ‌có‌ ‌một‌ ‌thất‌ ‌duy‌ ‌nhất‌ ‌hoặc‌ ‌một‌ ‌thất‌ ‌chức‌ ‌năng‌ ‌

Sau mổ tim bẩm sinh, một số bệnh ‌có‌ ‌thể‌ ‌chữa‌ ‌khỏi‌ ‌hoàn‌ ‌toàn‌ ‌như‌ ‌thông‌ ‌liên‌ ‌thất,‌ ‌thông‌ ‌liên‌ ‌nhĩ,‌ ‌tứ‌ ‌chứng‌ ‌Fallot,‌ ‌còn‌ ‌ống‌ ‌động‌ ‌mạch,hẹp‌ ‌eo‌ ‌động‌ ‌mạch‌ ‌chủ,‌ ‌chuyển‌ ‌vị‌ ‌đại‌ ‌động‌ ‌mạch...‌ ‌Một‌ ‌số‌ ‌bệnh‌ ‌chỉ‌ ‌có‌ ‌thể‌ ‌chữa‌ ‌tạm‌ ‌thời‌ ‌như‌ ‌tim‌ ‌một‌ ‌thất,‌ ‌thiểu‌ ‌sản‌ ‌thất,‌ ‌các‌ ‌bệnh‌ ‌tim‌ ‌bẩm‌ ‌sinh‌ ‌phức‌ ‌tạp.‌ ‌

Tim bẩm sinh ở thai nhi là dị tật thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các dị tật bẩm sinh. Ngày nay với những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị đã làm tăng đáng kể tỷ lệ sống của những trường hợp tim bẩm sinh phức tạp, tuy nhiên, bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan