Nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân suy thận

Bài viết bởi Bác sĩ Lê Đức Hiệp và Nguyễn Xuân Thành - Trung Tâm Tim Mạch, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Tim là bộ phận vô cùng quan trong, thực hiện chức năng đưa máu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Khi tim bị suy yếu, chức năng này cũng bị giảm sút và máu không được đưa đến các cơ quan trong cơ thể và khi có sẽ có các triệu chứng của suy tim biểu hiện ra bên ngoài. Một trong những nguyên nhân gây suy tim đó chính là suy thận.

1. Vì sao suy thận thường bị biến chứng sang suy tim?

Tim là bộ phận vô cùng quan trong, thực hiện chức năng đưa máu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Khi tim bị suy yếu, chức năng này cũng bị giảm sút và máu không được đưa đến các cơ quan trong cơ thể và khi có sẽ có các triệu chứng của suy tim biểu hiện ra bên ngoài. Một trong những nguyên nhân gây suy tim đó chính là suy thận.

Suy thận tác động lên hệ tim mạch nói chung hay suy tim nói riêng thông qua:

Chuyển hóa bị rối loạn

Khi thận bị suy yếu, ure trong máu tăng, cùng lúc các tế bào tim bị rối loạn chuyển hóa dẫn đến hiện tượng nội bào ứ nước, năng lượng suy giảm. Tình trạng ứ trệ diễn ra càng lâu càng khiến cho cơ tim co bóp khó khăn. Đây chính là nguyên nhân làm xuất hiện biến chứng suy tim ở bệnh nhân suy thận.

Huyết áp cao

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hầu hết những người mắc bệnh thận sẽ làm ứ nước trong cơ thể đồng thời cũng làm rối loạn các cơ chế hormone thể dịch tại thận dẫn đến tăng cao huyết áp. Tăng huyết áp lâu ngày cũng dẫn đến suy tim do làm tăng sức cản khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Việc huyết áp không ổn định, tăng hoặc giảm đột ngột gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe đôi khi còn đe dọa tính mạng không thể xem thường.

Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở những người mắc bệnh thận. Thiếu máu dẫn tới huyết sắc giảm, oxy cung cấp cho cơ thể không đủ. Để đáp ứng oxy cho cơ thể, tim phải hoạt động nhiều hơn, liên tục và hết công suất. Chính điều này khiến nhịp đập của tim tăng lên, hoạt động quá tải, lâu ngày tim sẽ bị suy yếu. Bởi vậy, những người bị suy thận dẫn đến suy tim là điều không sớm thì muộn nếu không được điều trị dứt điểm.

Ngoài ra, những người bị suy giảm chức năng thận nhưng ăn quá nhiều đồ mặn làm cho thận không thể đào thải kịp, muối ứ đọng và khiến màng ngoài của tim bị viêm, lực co bóp của tim giảm gây suy tim. Từ đó có thể thấy, những người bị suy thận cần lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc để tránh biến chứng nguy hiểm với tính mạng. Tốt nhất, hãy điều trị bệnh thận sớm và đúng phương pháp để suy thận không ảnh hưởng đến tim.

suy thận
Một trong những nguyên nhân gây suy tim đó chính là suy thận.

2. Tăng huyết áp

Nếu bệnh nhân bị suy thận kéo dài, chức năng thận suy giảm mạnh, lượng nước bị ứ thừa trong hệ mạch máu ngày một gia tăng khiến cho huyết áp tăng lên. Hơn nữa, một trong các chứng năng của thận đó chính là kiểm soát huyết áp được ổn định thông qua các hormone của chúng. Khi người bệnh mắc suy thận mạn, thận bị tổn thương nghiêm trọng, các chức năng bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến khả năng điều hòa huyết áp của thận cũng tự động suy giảm nhanh khiến huyết áp không được kiểm soát dễ tăng cao. Tình trạng tăng huyết áp, suy thận kéo dài và không được cải thiện sẽ khiến cho bệnh thận ngày càng thêm nghiêm trọng.

Rối loạn kiểm soát muối nước (ion Na+) là yếu tố quan trọng trong nguồn gốc của tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Các bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra rằng tăng huyết áp do giữ muối và nước được duy trì bởi tăng sức cản ngoại biên từ đó làm tăng huyết áp.

3. Bệnh mạch vành

Sự liên quan giữa bệnh thận mạn và bệnh mạch vành đã được đánh giá nhiều trong các nghiên cứu trước đây, nhưng cơ chế chính xác của mối liên quan này vẫn chưa được xác định rõ. Các nhà khoa học cho rằng ở bệnh nhân suy thận mạn làm rối loạn chuyển hóa đường, mỡ cũng như tăng huyết áp. Từ các yếu tố nguy cơ đó là tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Ngoài ra, bệnh thận mạn cũng tác động lên hệ mạch vành qua hai cơ chế là xơ vữa và xơ cứng (dày và vôi hóa lớp áo giữa động mạch). Xơ vữa động mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn được thúc đẩy và biểu hiện bằng sự gia tăng kích thước mảng xơ vữa, vôi hóa, tình trạng viêm và dày lớp áo giữa động mạch, mà điều này rất khác biệt với mảng xơ vữa ở các bệnh nhân không bị suy thận. Chính những thay đổi này có thể làm cho đặc điểm tổn tổn thương mạch vành ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối càng thêm nặng nề hơn. Các tổn thương này thường dài, vôi hóa nặng với mạch máu xoắn vặn và gập góc làm cho việc can thiệp rất khó khăn và stent thường khó áp sát thành mạch máu sau khi đặt, điều này dễ dẫn đến gia tăng tỉ lệ tái hẹp trong stent sau can thiệp hơn.

Bệnh thận mạn và các bệnh lý tim mạch có mối liên quan chặt chẽ với nhau tác động qua lại lẫn nhau. Đặc biệt có các triệu chứng xen kẽ giữa hai nhóm bệnh này. Vì bệnh chúng ta cần tầm soát qua lại giữa hai nhóm bệnh đó là đánh giá các bệnh lý tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh thận mạn cũng như kiểm tra chức năng thận và các vấn đề liên quan đến thận ở bệnh nhân tim mạch. Từ đó bác sĩ sẽ có một chiến lược điều trị tối ưu đem lại hiệu quả nhất cho chúng ta.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan