Khắc phục tình trạng hôi miệng như thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ. Tôi bị hôi miệng đã 7, 8 năm nay rồi mà không tìm ra nguyên nhân. Tôi thấy trên mạng có nói hôi miệng là do nhiễm ký sinh trùng, không biết có đúng như vậy không ạ? Công việc của tôi phải thường xuyên giao tiếp với khách hàng, tình trạng này làm tôi cảm thấy mất tự tin. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi cách khắc phục. Xin cảm ơn.

Nguyễn Viết Phát (1982)

Trả lời

Nguyên nhân chủ yếu gây chứng hôi miệng là sự giải phóng các hợp chất sulphur dễ bay hơi. Có các nguyên nhân sau gây hôi miệng:

  • Do vi khuẩn.
  • Do thức ăn, nước uống có chứa chất gây khô miệng như rượu, thuốc lá.. hành, tỏi.
  • Bệnh nha chu và nướu lợi.
  • Giảm tiết nước bọt do dùng thuốc, xạ trị, hóa trị.
  • Lớp cặn lưỡi do vệ sinh răng miệng kém, nhiễm nấm candida.
  • Sự lắng đọng các mảnh vụn trên các dụng cụ nha khoa (răng giả, khí cụ...).
  • Bệnh về xương như viêm tủy xương , hoại tử xương, viêm ổ răng khô và bệnh ác tính.
  • Bệnh về dạ dày – ruột.
  • Nhiễm trùng đường mũi họng.
  • Đái tháo đường cũng có thể đưa tới nguy cơ hơi thở có mùi ceton.
  • Các bệnh của gan, thận...
  • Hội chứng mùi cá ươn (trimethylaminuria): là hội chứng di truyền hiếm gặp.

Trên đây là các nguyên nhân gây hôi miệng. Bạn cần đến cơ sở y tế khám bệnh và điều trị theo nguyên nhân (nếu do bệnh tật) hoặc nghe tư vấn trong các trường hợp do lối sống hay các vấn đề liên quan tới hôi miệng.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới website vinmec.com. Trân trọng.

BSCK I Nguyễn Lê Hồng Trâm - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

796 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • rezoclav
    Công dụng thuốc Rezoclav

    Rezoclav là thuốc có thành phần chính Amoxicilin và Acid clavulanic. Thuốc được chỉ định trong điều trị ngắn hạn đa dạng nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau như đường hô hấp, tiết niệu-sinh dục, da và mô mềm, xương ...

    Đọc thêm
  • Valacin 500
    Công dụng thuốc Valacin 500

    Valacin 500 là kháng sinh pha tiêm dùng theo chỉ định. Để sử dụng Valacin 500 an toàn, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dung thuốc theo tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

    Đọc thêm
  • Ammoclone
    Công dụng thuốc Ammoclone

    Thuốc Ammoclone được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Amoxicilin trihydrat tương đương Amoxicilin 500mg và Kali clavulanat tương đương với acid clavulanic 125mg. Vậy thuốc Ammoclone có tác ...

    Đọc thêm
  • Drafez
    Công dụng thuốc Drafez

    Thuốc Drafez là kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da và mô mềm... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý ...

    Đọc thêm
  • Sakardro 250
    Công dụng thuốc Sakardro 250

    Thuốc Sakardro 250 là một kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 1 với phổ diệt khuẩn ở mức độ trung bình. Thuốc được chỉ định cho những trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ, người bệnh ít khi sử dụng các loại ...

    Đọc thêm