Không "quan hệ bừa bãi" có khả năng mắc giang mai và nên làm xét nghiệm lại không?

Hỏi

Chào bác sĩ! Tôi năm nay 33 tuổi, đã có 1 vợ và 2 con nhỏ, gần đây tôi có bị chàm nên có đi xét nghiệm máu tại 1 phòng khám đa khoa. Kết quả ngoài kết luận bị chàm khô ở bàn tay tôi còn bị thêm giang mai nữa. Nhưng ngoài vợ tôi ra tôi chưa quan hệ tình dục với gái mại dâm hay người khác. Vậy cho hỏi là, không quan hệ bừa bãi có khả năng bị giang mai và nên làm xét nghiệm lại không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ.

Trương Hoàng Ba (1987)

Trả lời

Chào bạn! Bệnh giang mai chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn xâm nhập qua da - niêm mạc của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể.

Ngoài lây qua đường tình dục, bệnh giang mai cũng có thể lây do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn) và gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn.

Trường hợp này bạn nên đến bệnh viện làm xét nghiệm lại để khẳng định bản thân có mắc bệnh giang mai không. Bạn có thể thực hiện việc kiểm tra tại bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được tư vấn bởi những bác sĩ giàu chuyên môn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ câu hỏi “Không quan hệ bừa bãi có khả năng bị giang mai và nên làm xét nghiệm lại không?” Chúc bạn luôn mạnh khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Giang mai 3
    Đặc điểm bệnh giang mai giai đoạn 3

    Bệnh giang mai là một trong các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Khi xâm nhập vào cơ thể, xoắn khuẩn sẽ biểu hiện bằng các vết loét thường gặp tại cơ quan sinh dục. Sau đó, nếu ...

    Đọc thêm
  • Giang mai
    Các tổn thương của giang mai xuất hiện sau bao lâu bị lây?

    Sau khoảng 3 – 4 tuần bị lây, các tổn thương của bệnh giang mai bắt đầu xuất hiện trên da người bệnh. Những tổn thương này thường ở những vị trí như môi lớn, môi bé, âm đạo, quy ...

    Đọc thêm
  • Giang mai 2
    Các vấn đề trong chẩn đoán giang mai

    Giang mai là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục rất nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời có thể xâm nhập vào phủ tạng, da, tim mạch, hệ thần kinh trung ương của người bệnh ...

    Đọc thêm
  • vialexin 500
    Công dụng thuốc Vialexin 500

    Thuốc Vialexin 500 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Vậy Vialexin 500 là thuốc gì và được sử dụng trong trường hợp nào?

    Đọc thêm
  • Daytrix
    Công dụng thuốc Daytrix

    Thuốc Daytrix có thành phần chính là Ceftriaxon, một cephalosporin thế hệ 3 có phổ kháng khuẩn rộng được sử dụng dưới dạng tiêm truyền. Thuốc chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm ...

    Đọc thêm

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: