Thai phụ viêm áp tơ miệng điều trị như thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em đang mang bầu 3 tháng nhưng em đang bị viêm áp tơ miệng cũng 3 tháng nay. Thời gian đầu em không biết mang thai nên vẫn đi khám và uống thuốc, bôi thuốc nhưng đến giờ vẫn không khỏi. Vậy bác sĩ cho em hỏi thai phụ viêm áp tơ miệng điều trị như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.

Phạm Thị Diệu (1993)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lại Đỗ Quyên - Khoa Liên Chuyên Khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Thai phụ viêm áp tơ miệng điều trị như thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Nguyên nhân gây viêm loét miệng Aphter là do virus. Bệnh sẽ tự khỏi sau 2-3 tuần. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân làm bệnh tiếp diễn kéo dài. Các thuốc như uống hay bôi chỉ là giúp việc khó chịu do các vết loét gây nên giảm bớt đi.

Để tránh bệnh lâu khỏi hay tái đi tái lại nhiều lần, bạn nên:

  • Tránh ăn đồ cay, nóng.
  • Ăn uống đủ chất, bổ xung nhiều rau xanh, rau tươi. Hạn chế hay tránh ăn đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt: Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, ngủ đủ hạn chế căng thẳng, mệt mỏi...
  • Thay đổi chế độ làm việc: sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, hạn chế căng thẳng, tránh làm việc quá sức,...
  • Bổ xung thêm các Vitamin như C, D,...

Việc thay đổi nội tiết tố do mang thai cũng có thể gây viêm loét miệng kéo dài. Khi đó, bạn nên ăn mềm, nguội, nhạt, súc miệng nước muối nhạt, bôi thuốc tại chỗ để giảm đau. Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng hàm mặt để nhận được những lời khuyên cụ thể hơn và được kê đơn thuốc hợp lý.

Nếu bạn còn thắc mắc về thai phụ viêm áp tơ miệng, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

141 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Amlexanox
    Công dụng thuốc Amlexanox

    Thuốc Amlexanox 40mg được sử dụng hỗ trợ điều trị viêm loét miệng. Thuốc dùng ở miệng nên có thể gây ra phản ứng cần lưu ý như dị ứng , nổi ban... Để sử dụng thuốc hiệu quả, tránh ...

    Đọc thêm
  • Kepivance
    Công dụng thuốc Kepivance

    Kepivance một dạng protein nhân tạo của con người ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào trong các mô lót trong miệng và đường tiêu hóa. Thuốc Kepivance được sử dụng để ngăn ngừa hoặc chữa lành ...

    Đọc thêm
  • micogyl tablet
    Công dụng thuốc Micogyl Tablet

    Thuốc Micogyl tablet có công dụng trong điều trị nhiễm trùng Trichomonas đường tiết niệu – sinh dục, Giardia lamblia, Amip và dự phòng nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí sau phẫu thuật đường tiêu hóa, phụ khoa. Để ...

    Đọc thêm
  • atimetrol
    Công dụng thuốc Atimetrol

    Atimetrol là thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về thuốc, giúp bạn dùng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Giacoton
    Công dụng thuốc Fawagy

    Thuốc Fawagy có thành phần hoạt chất chính là Metronidazole với hàm lượng 250mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc kháng sinh thuộc họ Nitro-5 Imidazole có công dụng điều trị ký ...

    Đọc thêm