10 bệnh lý tai mũi họng liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Thái - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến ở nước ta hiện nay và đang có xu hướng gia tăng hàng năm. Ngoài việc gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng ngực dọc theo xương ức,... nó còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý tai mũi họng.

1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược của dịch vị lên thực quản. Đây là một tình trạng sinh lý bình thường, thường xuất hiện sau khi ăn. Khi tình trạng này gây ra các triệu chứng hoặc làm tổn thương niêm mạc thực quản sẽ được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Có một số thuật ngữ liên quan đến tình trạng này, chúng ta cần phân biệt, tránh sự nhầm lẫn, đó là:

  • GERD - Gastroesophageal Reflux Disease: Trào ngược thực quản - dạ dày, biểu hiện nóng rát vùng sau xương ức.
  • LPR - Laryngopharyngeal Reflux: Trào ngược họng - thanh quản.
  • SERD - Supra Esophageal Reflux Disease: Trào ngược thực quản lan lên trên, bao gồm tất cả triệu chứng LPR, thêm triệu chứng viêm mũi xoang và hen.

2. 10 bệnh lý tai mũi họng liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản

Dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tai mũi họng

Tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản có thể là nguyên nhân gây ra 10 bệnh lý tai mũi họng sau đây:

  • Viêm họng và phù nề họng: Tình trạng viêm họng trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến, nhưng ít người biết. Hiện tượng trào ngược có thể gây viêm họng dai dẳng, để điều trị dứt điểm cần phải điều trị dứt điểm tình trạng trào ngược dạ dày. Đây chính là lý do có những bệnh nhân bị viêm họng, bác sĩ lại sử dụng thuốc dạ dày.
  • Viêm xoang: Tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm xoang. Tuy nhiên không phải ai cũng biết điều này, cho nên điều trị bệnh viêm xoang kéo dài mà không đạt được hiệu quả. Trong trường hợp này cần phải kết hợp điều trị trào ngược dạ dày, để loại bỏ nguyên nhân gây viêm xoang thì mới có thể khỏi bệnh được.
  • Viêm thanh quản sau: Biểu hiện phù nề, sưng đỏ và phì đại biểu mô thanh môn sau.
  • Hạt, polyp, loét hoặc granuloma dây thanh âm.
  • Thoái hóa dạng polyp của dây thanh âm
  • Hẹp hạ thanh môn hoặc khí quản.
  • Carcinoma thanh quản hoặc vùng hầu.
  • Túi thừa Zenker.
  • Mềm sụn khí quản.
  • Mài mòn răng và hình thành mảng bám răng.

3. Làm thế nào để nhận biết các bệnh lý tai mũi họng nêu trên có liên quan tới trào ngược dạ dày thực quản hay không?

Với những bệnh nhân mắc các bệnh lý tai mũi họng trên, nếu có liên quan tới tình trạng trào ngược dạ dày thì ngoài các triệu chứng của bệnh chính, bệnh nhân còn có thêm các biểu hiện của tình trạng trào ngược như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng và nóng rát phía sau xương ức,... Đây chính là cách phân biệt bệnh lý tai mũi họng thông thường và bệnh lý tai mũi họng có liên quan với tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ngày càng phổ biến hơn, không chỉ dừng lại ở việc gây ra các triệu chứng về tiêu hóa, mà nó còn liên quan tới nhiều bệnh lý tai mũi họng. Đôi khi chúng ta chỉ chú ý tới các triệu chứng tai mũi họng mà bỏ quên mất các triệu chứng trào ngược. Do đó việc điều trị bệnh kém hiệu quả, bệnh kéo dài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Để tránh hiện tượng này, khi bị bệnh, các bạn cần phải đi khám, để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân, từ đó điều trị mới đạt được hiệu quả cao, không nên tự mua thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Viêm thanh quản
    Điều trị viêm thanh quản khi đang cho con bú thế nào?

    Chào bác sỹ. Khoảng nửa tháng nay tôi bị ho, không ho liên tục (vào phòng lạnh sẽ ho, ho khi họng cảm thấy rát thì mới hết). Có lúc tôi thấy bí thở phải hít thật sâu mới dễ ...

    Đọc thêm
  • Viêm loét amidan
    Có nên cắt amidan khi mắc viêm amidan và thanh quản không?

    Chào bác sĩ! Cách đây mấy ngày, em bị đau họng dẫn đến sốt cao, nay đã khỏi nhưng cổ họng vẫn đau. Sau đó, em đi khám và được bác sĩ chẩn đoán em bị viêm amidan và viêm ...

    Đọc thêm
  • Nacantuss
    Công dụng thuốc Nacantuss

    Nacantuss thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, được dùng để điều trị các bệnh như ho khan, ho do cảm cúm, ho do dị ứng. Thuốc Nacantuss được sử dụng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

    Đọc thêm
  • Ibadrol 1g
    Công dụng thuốc Ibadrol 1g

    Thuốc Ibadrol 1g thuộc phân nhóm kháng khuẩn chống nhiễm trùng ở những virus phổ rộng. Để dùng thuốc đạt hiệu quả bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên môn và đọc kỹ hướng dẫn trước khi ...

    Đọc thêm
  • Tussifast
    Công dụng thuốc Tussifast

    Thuốc Tussifast gồm 3 thành phần chính là Dextromethorphan HBr hàm lượng 5mg, Clopheniramin maleat hàm lượng 1,33mg và Guaiphenesin hàm lượng 50mg giúp long đờm. Tussifast được đóng trong hộp 1 lọ 30 ml, hộp 1 lọ 60 ml ...

    Đọc thêm