Các biện pháp hiệu quả phòng ngừa viêm gan siêu vi

Phòng ngừa viêm gan siêu vi cho kết quả tốt hơn là điều trị khi đã mắc bệnh. Các biện pháp phòng bệnh bao gồm tránh phơi nhiễm với virus, dùng kháng huyết thanh khi có nguy cơ phơi nhiễm và tiêm vaccine.

1. Viêm gan siêu vi là gì?

Viêm gan siêu vi (hay viêm gan virus) là một căn bệnh nhiễm trùng tại gan do các loại siêu vi có ái tính với tế bào gan gây ra.

Hầu hết các trường hợp viêm gan siêu vi đều do một trong năm nguyên nhân sau: siêu vi A, siêu vi B, siêu vi C, siêu vi D, siêu vi E.

Bệnh viêm gan siêu vi gây ra gánh nặng bệnh tật, tử vong và có khả năng bùng phát và lây lan thành dịch. Trong đó, viêm gan siêu vi B và C là nguy hiểm hơn cả vì đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan.

2. Viêm gan siêu vi có nguy hiểm không?

Đa số bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi có tiên lượng tốt, tuy nhiên, điều này thay đổi tùy theo tác nhân virus.

Triệu chứng của viêm gan siêu vi như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và vàng da thường giảm sau vài tuần đến vài tháng mà không cần điều trị đặc hiệu gì. Trên thực tế, hầu hết người nhiễm viêm gan A cấp và đa số người lớn (trên 95%) nhiễm viêm gan B cấp tính hồi phục hoàn toàn. Điều này có thể là do virus viêm gan đã được tiêu diệt hoàn toàn khỏi cơ thể nhờ hệ miễn dịch khiến cho tình trạng viêm gan giảm dần, hoặc người bệnh có miễn dịch với chính virus đó.

Tuy nhiên, không phải mọi bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi sẽ phục hồi hoàn toàn.

  • 5% số người nhiễm viêm gan B cấp tính và 60% người nhiễm viêm gan C cấp tính sẽ tiến triển đến viêm gan mạn.
  • Người bệnh viêm gan tối cấp (khoảng 0.5% đến 1%) có tỉ lệ tử vong đến 80%. Viêm gan C mạn là chỉ định hàng đầu của ghép gan.
  • Người bệnh gan mạn có tiên lượng xấu hơn vì nguy cơ tiến triển đến xơ gan, suy gan, ung thư gan cao hơn và có thể tử vong.

Gan có chức năng thải trừ chất độc và chức năng này suy giảm khi người bệnh nhiễm viêm gan cấp hoặc mạn. Để tiên lượng bệnh được tốt, người bệnh nên tránh các tác nhân có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan như rượu bia, thuốc lá, thuốc men cần được chuyển hoá ở gan,...

Các loại ung thư gan thường gặp
Viêm gan siêu vi lâu ngày có thể gây xơ gan, suy gan, ung thư gan cao hơn và có thể tử vong

3. Làm sao để phòng ngừa viêm gan siêu vi?

Phòng ngừa viêm gan bao gồm tránh phơi nhiễm với virus, dùng kháng huyết thanh khi có nguy cơ phơi nhiễm và chích vaccine.

  • Tránh phơi nhiễm với virus
  • Dùng huyết thanh khi có nguy cơ phơi nhiễm: Tiêm kháng huyết thanh được gọi là miễn dịch thụ động vì người tiêm được nhận kháng thể từ người đã nhiễm virus viêm gan.
  • Tiêm vaccine: Tiêm vaccine được gọi lại miễn dịch chủ động vì virus đã chết hoặc thành phần không gây nhiễm của virus được đưa vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể.

3.1 Tránh phơi nhiễm với virus

Phòng ngừa viêm gan siêu vi cho kết quả tốt hơn là điều trị khi đã mắc bệnh. Cần tránh tiếp xúc với một số dịch, chất có thể chứa virus như:

  • Máu của người khác: kim tiêm bẩn
  • Tinh dịch: quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với tinh dịch của người nhiễm bệnh
  • Các chất tiết khác: phân, dịch nôn ói,...

3.2 Sử dụng globulins miễn dịch

Globulin miễn dịch huyết thanh (ISG)

  • Là huyết thanh người chứa kháng thể kháng virus viêm gan A.
  • Được dùng để phòng bệnh ở người đã phơi nhiễm với HAV, có tác dụng ngay sau khi vào cơ thể và có tác dụng bảo vệ trong vài tháng.
  • ISG thường được dùng cho người du lịch tới vùng dịch tễ HAV hoặc có tiếp xúc gần gũi với người nhiễm viêm gan siêu vi A.
  • Tương đối an toàn, ít tác dụng phụ.

Globulin đặc hiệu cho HBV hay HBIG

  • Là huyết thanh người chứa kháng thể kháng HBV.
  • HBIG được làm từ huyết tương có nồng độ cao kháng thể HBV.
  • Nếu được dùng trong vòng 10 ngày sau khi phơi nhiễm virus, HBIG hầu như luôn thành công trong phòng ngừa bệnh. Ngay cả khi trễ hơn thời gian này, HBIG vẫn có thể làm nhẹ tình trạng nhiễm HBV.
  • Tác dụng bảo vệ kéo dài 3 tuần.
  • HBIG cũng được tiêm cho trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HBV.
  • Ngoài ra, HBIG được dùng cho người phơi nhiễm HBV qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc nhân viên y tế bị tai nạn kim đâm nhiễm máu của người bệnh.

3.3 Tiêm Vaccine viêm gan

Tiêm vắc xin gan A

Vắc xin viêm gan A chứa virus viêm gan A không hoạt động (đã chết). Liều được khuyến cáo ở người lớn là 2 liều (mũi)vaccine. Sau liều thứ nhất, kháng thể bảo vệ phát triển ở 70% người được tiêm trong 2 tuần, và gần 100% ở tuần thứ 4. Sau khi nhận được 2 liều, miễn dịch chống lại nhiễm HAV kéo dài nhiều năm.

Tiêm vắc xin gan B

Vaccine viêm gan B, bao gồm kháng nguyên vô hại của HBV, có tác dụng kích thích hệ miễn dịch cơ thể tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt của HBV.

Các vaccine tốt hiện nay được tổng hợp bằng kĩ thuật tái tổ hợp DNA, chỉ chứa phần kháng nguyên bề mặt của virus có tác dụng mạnh nhất trong kích thích cơ thể tạo kháng thể. Chúng không chứa các thành phần khác ngoài kháng nguyên bề mặt nên không thể gây nhiễm HBV.

Vaccine nên được tiêm 3 lần, liều thứ 2 cách liều đầu 1-2 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 4-6 tháng. Để đảm bảo tác dụng tốt nhất, vaccine nên được tiêm ở cơ bắp vai.

Vaccine viêm gan B hiệu quả 95% ở người lớn khỏe mạnh. 5% người được tiêm còn lại không đạt được nồng độ kháng thể hiệu quả để ngừa HBV sau 3 liều vaccine. Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi, người đang chạy thận nhân tạo có nhiều khả năng không đáp ứng với vaccine hơn.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Tiêm Vaccine giúp phòng tránh bệnh viêm gan siêu vi

Tất cả phụ nữ có thai nên được làm xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt của HBV. Người có kết quả xét nghiệm này dương tính có nguy cơ truyền virus cho con của họ trong lúc sinh, vậy nên trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HBV nên được tiêm HBIG và vaccine HBV ngay sau sinh. Lý do tiêm cả hai liều này là vì tuy vaccine HBV có hiệu quả lâu dài và chủ động, tác dụng của nó chỉ có sau vài tuần đến hàng tháng. Cho đến lúc đó, kháng thể thụ động tác dụng ngắn của HBIG sẽ bảo vệ trẻ.

Viêm gan C và D

Hiện nay chưa có vaccine ngừa viêm gan C. Phát triển loại vaccine này gặp nhiều khó khăn vì có đến 6 thể (kiểu gene) khác nhau của HCV. Tương tự, chưa có vaccine ngừa viêm gan D. Tuy nhiên, vaccine HBV có thể giúp ngừa viêm gan D vì virus viêm gan D dựa vào HBV để nhân lên trong cơ thể.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Sàng lọc Gan mật, giúp phát hiện Virus viêm gan ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:

  • Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;
  • Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;
  • Tầm soát sớm ung thư gan;
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B, C;
  • Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn;
  • Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan