Do đâu bạn bị chấn thương gân kheo?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chấn thương gân kheo là loại chấn thương khá phổ biến và đặc biệt nguy hiểm. Bệnh nhân bị chấn thương gân kheo có thể sẽ hoàn toàn mất đi khả năng vận động nếu không được điều trị kịp thời hoặc phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả. Vậy nguyên nhân chấn thương gân kheo là gì?

1. Chấn thương gân kheo là gì?

Cơ gân kheo là một nhóm cơ hiện diện ở mặt sau của đùi. Cơ gân kheo chịu trách nhiệm hỗ trợ trong việc thực hiện động tác khuỵu gối xuống (gập gối). Do đó, những thói quen trong sinh hoạt hoặc rèn luyện thể chất, tập luyện các bộ môn thể thao không đúng kỹ thuật rất dễ khiến nhóm cơ này bị căng cứng, dẫn đến tình trạng chấn thương gân kheo.

Hầu hết các trường hợp chấn thương gân kheo có thể tự lành sau một thời gian, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng mất khả năng hoạt động chân linh hoạt.

2. Phân độ chấn thương cơ gân kheo

Chấn thương gân kheo là hiện tượng một hoặc nhiều cơ tại mặt sau của đùi (cơ gân kheo) bị co giãn quá mức hoặc thậm chí là bị rách. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương được chia thành thành các cấp độ như sau:

  • Độ 1: cơ gân kheo bị căng cứng và xuất hiện dấu hiệu rách nhưng không đáng kể.
  • Độ 2: một phần cơ gân kheo đã bị rách.
  • Độ 3: đây là mức độ nặng nhất bởi cơ gân kheo đã rách hoàn toàn, khi đó bệnh nhân cần được phẫu thuật.
chấn thương gân kheo
Rách cơ gân kheo là một cấp độ chấn thương gân kheo khá nặng

3. Nguyên nhân chấn thương gân kheo

Hầu hết các chấn thương cơ gân kheo đều liên quan nhiều đến các hoạt động chạy nhảy, đặc biệt là khi người bệnh di chuyển với tốc độ cao ngay từ khi bắt đầu xuất phát (bóng đá, bóng rổ, điền kinh...) hoặc dừng lại quá đột ngột khi đang chạy nhanh. Khi thực hiện các hoạt động này, cơ gân kheo bị kéo và căng quá mức, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ bị đứt hoặc rách, dẫn đến chấn thương.

Một số bệnh nhân do không quen với cường độ tập luyện yoga cũng có thể gặp phải chấn thương gân kheo. Bên cạnh đó, người vận động viên thể dục thể thao của các bộ môn như: khiêu vũ, trượt băng, cử tạ... cũng là người đối tương có nguy cơ chấn thương gân kheo cao. Nam giới và nữ giới trong trường hợp này có tỉ lệ chấn thương ngang nhau.

Khi có tình trạng chấn thương xảy ra, các múi cơ rất dễ xuất hiện những vết rách, gây ra cơn đau khó chịu cho người bệnh và suy giảm khả năng vận động thấy rõ... Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chấn thương cơ gân kheo như:

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi thường dễ chấn thương cơ gân kheo hơn so với người trẻ
  • Người đã từng bị chấn thương trước đó sẽ có nguy cơ cao hơn người khỏe mạnh
  • Người có tình trạng chèn ép dây thần kinh ở lưng dưới
  • Những người hoạt động thể thao quá mức, cường độ lớn trong thời gian dài.
  • Người thường xuyên mệt mỏi và có sức khỏe kém, suy nhược cơ thể.
Tập luyện nặng
Tập luyện nặng là nguyên nhân dẫn đến chấn thương gân kheo

4. Triệu chứng nhận biết chấn thương gân kheo

Các triệu chứng nhận biết chấn thương gân kheo:

  • Đau ở mặt sau bắp đùi khi tập thể dục hoặc khi đi lại: đây là dấu hiệu phổ biến nhất
  • Cứng cơ, căng cơ;
  • Sưng hoặc bầm tím ở khu vực bị chấn thương;
  • Khó khăn khi co hoặc duỗi chân.
rách gân cơ đùi sau
Căng cơ là triệu chứng phổ biến của chấn thương gân kheo

5. Điều trị chấn thương gân kheo

Chấn thương cơ gân kheo là chấn thương nguy hiểm, vì thế trong trường hợp nặng, bệnh nhân cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị. Theo đó, việc điều trị cũng dựa trên mức độ nặng nhẹ của chấn thương.

  • Người bệnh sau khi được chẩn đoán chấn thương cơ gân kheo cần phải nghỉ ngơi hợp lý, tránh các hoạt động mạnh khiến tình trạng chấn thương nặng thêm, dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.
  • Người bệnh có thể chườm đá để giảm đau.
  • Hạn chế sưng bằng cách quấn băng tại vị trí chấn thương, đồng thời đặt một cái gối dưới đùi để giúp nâng chân lên.
  • Khi triệu chứng đau vẫn không giảm, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)acetaminophen (paracetamol) để cải thiện cơn đau
  • Nếu chấn thương quá nặng (rách cơ gân kheo hoàn toàn) có thể cần đến sự can thiệp phẫu thuật
  • Thời gian phục hồi có thể mất từ 6 đến 18 tuần, sau đó bệnh nhân cần phải tập luyện từ từ trở lại với các bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh cho cơ.
chấn thương gân kheo
Bệnh nhân chấn thương gân kheo có thể quấn băng tại vị trí chấn thương

6. Phòng tránh chấn thương gân kheo

Bạn có thể phòng tránh chấn thương gân kheo bằng các cách sau đây:

  • Thực hiện đúng các kỹ thuật khi tập thể dục thể thao
  • Khởi động kỹ lưỡng trước khi bắt đầu chơi thể thao;
  • Nên tập thêm các động tác giúp giãn cơ trước và sau khi luyện tập
  • Tăng cường sức mạnh cho cơ bắp ở vùng đùi, vùng xương chậu, vùng lưng dưới để cân bằng cơ bắp.

Tuy rằng chấn thương cơ gân kheo khá nguy hiểm nhưng hầu hết đều có thể tự chữa khỏi. Trong một số trường hợp chấn thương nặng, người bệnh cần tuân thủ theo đúng các bước phẫu thuật, điều trị của bác sĩ. Để phòng ngừa chấn thương, bạn nên thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật các bước trong quá trình tập thể thao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • sức chịu đựng
    13 cách để tăng sức chịu đựng khi chạy

    Nếu bạn muốn chạy quãng đường lớn hơn và cải thiện sức bền của mình, bạn có thể bắt đầu ngay. Chỉ cần thêm vài phút cho mỗi buổi tập, đẩy lùi cảm giác khó chịu cho đến khi hết ...

    Đọc thêm
  • Mecabamol
    Công dụng thuốc Mecabamol

    Thuốc Mecabamol có thành phần chính là methocarbamol, hàm lượng 750 mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được chỉ định điều trị các bệnh lý cơ xương cấp tính có liên quan đến tình ...

    Đọc thêm
  • Bạn có thể gặp triệu chứng đổ mồ hôi quá nhiều khicố gắng quá sức
    Cố gắng quá sức: Dấu hiệu và phòng ngừa

    Cố gắng quá mức làm cho cơ thể đau nhức, gây ra những vấn đề nghiêm trọng và khó hồi phục. Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của việc cố gắng quá sức đến sức khỏe, chúng ta hãy ...

    Đọc thêm
  • Mibelaxol 750
    Công dụng thuốc Mibelaxol 750

    Thuốc Mibelaxol 750 là thuốc được điều chế dạng viên nang có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau kèm co thắt cơ trong các bệnh liên quan đến rối loạn cơ xương.

    Đọc thêm
  • tincocam
    Công dụng thuốc Tincocam

    Thuốc Tincocam được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm với thành phần chính là Tenoxicam. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh về xương khớp.

    Đọc thêm