Gãy xương háng ở người già: Phòng ngừa và điều trị

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Gãy xương háng ở người già rất thường gặp, đặc biệt ở người trên 65 tuổi, đa số là phụ nữ - chiếm 80%. Gãy xương háng ảnh hưởng nặng nề đến việc di chuyển của người cao tuổi.

1. Tại sao gãy xương háng lại nguy hiểm ở người cao tuổi?

Bởi vì các biến chứng của gãy xương háng ở người cao tuổi có thể đe dọa tính mạng. Nguy cơ tử vong sau 1 năm gãy xương háng ở người cao tuổi có thể lên đến 12% đến 37%. Nguy cơ này đặc biệt tăng cao ở những bệnh nhân có bệnh lý khác đi kèm, tri giác lú lẫn, không điều trị phẫu thuật, và bệnh nhân không thể tự đi được.

Khi người cao tuổi không thể vận động trong một thời gian dài, có thể dẫn tới nhiều biến chứng khác như:

  • Tạo cục máu đông ở chân hoặc ở phổi.
  • Viêm phổi.
  • Nhiễm trùng đường tiểu.
  • Loét do tì đè.

Một bệnh nhân lớn tuổi bị gãy xương háng cũng có thể tăng nguy cơ té ngã.

Hội chứng Parkinson
Gãy xương háng đặc biệt nguy hiểm nhất là ở những người có tri giác lú lẫn, không vận động thường xuyên

2. Gãy xương háng: Những yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi

Do nguy cơ té ngã gia tăng theo tuổi, nên khoảng 95% các trường hợp gãy xương háng là do té. Do mất sự phối hợp vận động dẫn tới té ngã. Do giảm tầm nhìn, giảm khả năng giữ thăng bằng và yếu dần, và khi té thì người già rất dễ bị gãy xương do xương trở nên yếu và loãng xương.

Những yếu tố nguy cơ khác làm dễ gãy xương háng, gồm:

  • Tuổi cao

Từ 65 tuổi trở lên, nguy cơ gãy xương háng càng gia tăng theo tuổi. Trung bình ở người già gãy xương háng là khoảng 80 tuổi.

  • Loãng xương

Tình trạng loãng xương làm cho xương trở nên yếu, dễ bị gãy.

  • Giới tính

Nữ dễ bị loãng xương hơn nam, do đó dễ gãy xương hơn.

  • Thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ nên làm tăng nguy cơ té ngã. Những thuốc khác như prednisone có thể làm xương yếu, dễ gãy.

  • Rối loạn dinh dưỡng

Trẻ thiếu dinh dưỡng lúc nhỏ có thể dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương khi về già. Khi có tuổi, việc giữ chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm cung cấp đủ lượng calcium và vitamin D là rất quan trọng.

  • Lối sống không năng động

Không tập thể dục đầy đủ có thể dẫn đến cơ và xương yếu, tăng nguy té ngã và gãy xương.

  • Những bệnh lý khác

Những bệnh lý như tiểu đường, cường năng tuyến giáp, hoặc các bệnh đường ruột có thể làm xương yếu. Suy giảm tâm thần như sa sút trí tuệ, đột quỵ, Parkinson’s có thể tăng nguy cơ té ngã và gãy xương.

  • Rượu, thuốc lá

Hút thuốc lá và uống rượu quá nhiều cũng làm xương yếu.

  • Môi trường nhà cửa không an toàn

Những nguy cơ vấp ngã trong nhà như: quăng các tấm thảm, dây điện bừa bộn, lẫn lộn trong đồ đạc không cố định cùng với nhà không đủ sáng, sàn tắm trơn trượt ... cũng làm tăng nguy cơ té ngã và gãy xương cho người già.

  • Đã gãy xương trước đó

Một người đã bị gãy xương háng trước đó thì nguy cơ gãy xương bên kia cao hơn

Các xét nghiệm tầm soát loãng xương
Người bị loãng xương tăng nguy cơ bị gãy xương háng

3. Làm thế nào để phòng ngừa gãy xương háng ở người lớn tuổi?

Phải đảm bảo môi trường trong nhà thật an toàn và phòng chống té ngã cho người già.

  • Đảm bảo các phòng ngủ đủ sáng

Ánh sáng không nên quá mờ hoặc quá chói và phải đảm bảo các công tắc điển dễ tiếp cận.

  • Thu gọn hoặc gỡ bỏ các tấm thảm để phòng ngừa vấp ngã
  • Phòng tắm an toàn: Bằng cách thêm ghế ngồi và tấm chống trượt trong nhà tắm. Bàn cầu phải đủ cao và dễ dàng di chuyển cho người già.
  • Các ghế ngồi phải đảm bảo vững chắc và có chỗ nghỉ tay
  • Có dụng cụ bảo vệ chống rủi ro té ngã cho trẻ em: Đặt tấm lót cao su trước các bồn rửa và dùng sáp chống trượt ở sàn nhà. Nên để các dụng cụ thường xuyên sử dụng trên các kệ thấp, dễ lấy.
  • Tay vịn cầu thang và các bậc tam cấp không trơn trượt

Có thể căn dặn người thân về các vấn đề:

  • Kiểm tra bằng mắt thường xuyên.
  • Mang giày dép thấp, đế cứng thích hợp.
  • Để ý tác dụng phụ một số thuốc đang dùng.
  • Báo cho bác sĩ biết về các sản phẩm làm tăng mật độ xương, gồm cả calcium và vitamin D.
  • Duy trì các hoạt động thể lực với các bài tập giúp giữ thăng bằng, tăng cường sức mạnh cẳng chân như đi bộ mỗi ngày, tập yoga nhẹ hoặc tập thái cực quyền.
Lựa chọn dép thấp cho người cao tuổi
Lựa chọn những đôi dép thấp và chống trơn trượt cho người cao tuổi

4. Phẫu thuật gãy xương háng

Hầu hết người cao tuổi gãy xương háng đều cần phải nằm viện, mổ và tập phục hồi chức năng sau mổ. Có 2 loại chính, đó là:

  • Gãy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi bao lâu hồi phục?
Gãy cổ xương đùi

Phần gãy nằm gần chỏm, trong bao khớp. Loại gãy này có thể làm giảm hoặc cắt đứt máu nuôi phần xương bị gãy, hầu hết bệnh nhân cần phải mổ.

  • Gãy vùng liên mấu chuyển
Gãy vùng liên mấu chuyển
Gãy vùng liên mấu chuyển

Vùng liên mấu chuyển là vùng ngay bên dưới cổ xương đùi, ngay đầu trên thân xương đùi.

Việc chọn lựa phương pháp phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân, kiều gãy và tùy mức độ nặng – nhẹ của gãy xương.

  • Mổ bắc ốc (vít)
Gãy cổ xương đùi – mổ xuyên 2 vít xốp
Gãy cổ xương đùi – mổ xuyên 2 vít xốp
Gãy liên mấu chuyển xương đùi – bắc nẹp vít DHS
Gãy liên mấu chuyển xương đùi – bắc nẹp vít DHS

Loại phẫu thuật này sử dụng ốc kim loại để giữa các mảnh xương gãy lại với nhau. Trong nhiều trường hợp bác sĩ dùng nẹp vít để cố định xương gãy.

  • Mổ thay khớp háng bán phần
Mổ thay khớp háng bán phần

Thay chỏm và cổ xương đùi bị gãy bằng thiết bị kim loại. Phẫu thuật này thường được đề nghị cho những bệnh nhân có những bệnh lý nội khoa đi kèm ảnh hưởng đến sự hồi phục, hoặc những bệnh nhân suy giảm ý thức, tri giác lú lẫn.

  • Mổ thay khớp háng toàn phần
Mổ thay khớp háng toàn phần

Phẫu thuật này, phần trên của xương đùi và phần bao khớp háng phía khung chậu được thay bằng bộ phận nhân tạo. Thay khớp háng toàn phần thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng.

Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa vào phương pháp phẫu thuật thay khớp háng bán phần đường mổ nhỏ ít xâm lấn và phẫu thuật thay khớp háng toàn phần đường mổ nhỏ ít xâm lấn là những kỹ thuật mới được đưa vào Việt Nam những năm gần đây.

  • Kỹ thuật thay khớp háng tại Vinmec với đường mổ rất nhỏ giúp hạn chế tối đa tổn thương các mô lành quanh khớp, bộc lộ chính xác được tổn thương và khớp cần thay. Phòng chống tối đa nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu sau thay khớp, tổn thương ít cũng góp phần hạn chế những cơn đau sau mổ cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và sớm trở lại hoạt động thường ngày.
  • Giảm đau toàn diện trong mổ và sau mổ: Dưới hướng dẫn của siêu âm kỹ thuật gây tê giảm đau cho bệnh nhân trong mổ và sau mổ giúp cho người bệnh không phải chịu đựng bất cứ cơn đau nào, kỹ thuật gây tê giảm đau dưới hướng dẫn của siêu âm giúp các bác sĩ thực hiện thao tác một cách chính xác nhất, bệnh nhân đạt trạng thái thoải mái trong mổ và sau mổ.
  • Chi phí hợp lý, vật tư hiện đại: Hiện nay, tại Vinmec có đầy đủ các loại khớp phù hợp với mọi khách hàng, những loại khớp hiện đại nhất trên thế giới hiện cũng đã có mặt tại Vinmec. Những loại khớp này không những có tuổi thọ cao, hạn chế tình trạng trật khớp sau mổ, thậm chí bệnh nhân có thể ngồi xổm sau thời kỳ phục hồi.
  • Phục hồi chức năng sau mổ hiệu quả: Ngay ngày thứ 2 sau mổ bệnh nhân sẽ được tập phục hồi dưới sự hướng dẫn chi tiết của các kỹ thuật viên, tránh những sai lầm trong khi tập luyện sau mổ, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

5. Gãy xương háng có thể lành không cần mổ hay không?

Hiếm khi bác sĩ không chỉ định mổ cho bệnh nhân gãy xương háng. Gãy xương háng có thể không cần mổ nếu không di lệch. Phẫu thuật cũng không được chỉ định cho những bệnh nhân không đủ khả năng chịu đựng được cuộc mổ do bệnh nặng, những bệnh nhân không đi được trước khi gãy xương hoặc những bệnh nhân bị bệnh giai đoạn cuối. Trong những trường hợp này, điều trị bao gồm giảm đau, tập vật lý trị liệu, và những kỹ thuật khác giúp tránh kéo căng, tránh tì đè lên vùng xương gãy.

6. Phục hồi chứng năng sau gãy xương háng: Điều mong đợi

Phục hồi sau gãy xương háng là một quá trình lâu dài, phải mất nhiều thời gian để quay trở lại hoạt động bình thường như trước.

Bệnh nhân thường phải nằm viện vài ngày sau mổ. Vật lý trị liệu và hướng nghiệp có thể bắt đầu ngay khi bệnh nhân vẫn còn nằm viện.

Có thể thiết kế một chương trình vật lý trị liệu tiếp theo cho bệnh nhân để tăng cường sức cơ, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và di chuyển. Trị liệu hướng nghiệp tập trung vào các hoạt động sống hàng ngày để không lệ thuộc người khác.

Trao đổi với bác sĩ, quyết định tập vật lý trị liệu tiếp theo ở đâu sau xuất viện? Tại viện chăm sóc hay tại nhà, cần có kế hoạch hỗ trợ bệnh nhân tiếp theo lâu dài?

Nguồn tài liệu tham khảo: uptodate.com, aafp.org, orthoinfo.aaos.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan