Dịch sởi bùng phát: Nên kiêng gì, nên làm gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Theo báo cáo của Bộ y tế, dịch sởi có diễn biến hết sức phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng nhanh. Sởi là bệnh dễ lây nhiễm, chính vì vậy nếu không có các biện pháp phòng ngừa kịp thời rất dễ bùng phát thành dịch.

1. Sởi là bệnh gì?

Sởi là bệnh dễ truyền nhiễm, dễ bùng phát thành dịch do virus Paramyxoviridae gây ra.

Thời điểm bệnh hay xuất hiện là vào thời tiết giao mùa, mùa đông và mùa xuân.

Bệnh lây qua đường không khí do đó rất dễ bùng phát thành dịch, nhất là đối với những đối tượng có hệ miễn dịch thấp.

2. Bị sởi nên nên làm gì?

soi-kieng-gi-1
Bị sởi nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Những đối tượng có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng là điều kiện để virus tấn công vào cơ thể. Vì vậy rất dễ mắc bệnh sởi.

Khi chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo, những người mắc bệnh sởi sẽ bị nặng hơn bởi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Sởi khiến người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, chán ăn...khiến cho thể trạng cơ thể ngày càng kém đi, tình trạng suy dinh dưỡng càng thêm trầm trọng, bệnh càng trở nặng hơn.

Khi bị sởi người bệnh nên:

  • Luôn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng gồm 4 nhóm thực phẩm: vitamin, khoáng chất, bột đường, đạm và béo.
  • Luôn bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm
  • Trẻ em đang bú sữa mẹ bị sởi: cần cho bé bú nhiều hơn, mẹ cũng phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe bản thân đồng thời giúp con hấp thụ đủ chất.
  • Bên cạnh việc đảm bảo về chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần phải cải thiện chế độ sinh hoạt:
  • Hạn chế đến nơi đông người để tránh lây lan dịch bệnh, cần đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người khác.
  • Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tuy nhiên, không nên vệ sinh nhiều tránh làm tăng nguy cơ viêm da, khả năng nhận biết các dấu hiệu như bội nhiễm da sẽ giảm đi...
  • Chỗ nằm phải sạch sẽ, sáng sủa.
  • Bổ sung nước đầy đủ, có thể uống thêm orezol để bù nước. Đồng thời, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây để đảm bảo đủ nước và chất dinh dưỡng.

2.1 Ở giai đoạn toàn phát sởi:

  • Người bệnh cần uống ngay vitamin A
  • Đối với trẻ em dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ ngày trong 2 ngày liên tiếp
  • Đối với trẻ em từ 6-12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ ngày trong 2 ngày liên tiếp
  • Đối với trẻ em và người lớn ( không áp dụng cho phụ nữ mang thai): uống 200.000 đơn vị/ ngày trong 2 ngày liên tiếp.

Đối với người bệnh thiếu vitamin A, sau 4-6 tuần lặp lại các liều trên.

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong bảo toàn tính toàn vẹn của tế bảo biểu mô, chính vì vậy khi nồng độ vitamin A thấp kháng thể kháng sởi thấp, sẽ làm tăng nguy cơ mắc sởi. Việc bổ sung vitamin A là vô cùng quan trọng.

  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Thiếu kém, các chức năng miễn dịch sẽ bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho virus sởi xâm nhập và gây bệnh. Kẽm có chức năng tăng cường hệ miễn dịch, làm lành các vết thương và hạn chế sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn, đồng thời duy trì hoạt động của các cơ quan khác.
  • Tăng cường bổ sung vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, trong đó có virus sởi. Giúp người bệnh mau chóng hồi phục.

2.2 Khi bệnh sởi biến chứng, người bệnh cần:

Khi xuất hiện các biến chứng như nhiễm khuẩn, viêm não hay suy hô hấp, người bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Luôn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu không thể ăn, có thể truyền dịch để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

2.3 Sau khi khỏi bệnh:

Phải đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng kể cả khi người bệnh khỏi bệnh, các vết ban đang dần biến mất.

Cần tăng thêm thức ăn trong ít nhất 2 tuần để bù vào lượng dinh dưỡng đã bị mất trong quá trình mắc bệnh.

3. Bị sởi nên kiêng gì?

soi-kieng-gi-2
Người mắc sởi không nên ăn thực phẩm cay nóng

Người bị sởi cần chú ý kiêng những loại thực phẩm sau:

  • Những thực phẩm chiên rán, quá nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm kém vệ sinh và các thức ăn khó tiêu hóa: Vì mắc bệnh nên việc hấp thụ chất dinh dưỡng bị kém đi. Nếu tiêu thụ các thức ăn khó tiêu hóa, mất vệ sinh khiến cho đường ruột tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, người bệnh càng suy dinh dưỡng, thể trạng ngày càng yếu đi, tình trạng mất nước thêm trầm trọng.
  • Tránh các loại thực phẩm cay nóng: Các thực phẩm cay nóng khiến các vết loét lâu lành.
  • Tránh các thực phẩm mà người bệnh bị dị ứng: các thực phẩm khiến người bệnh bị dị ứng sẽ khiến tình trạng sởi của bệnh nhân càng thêm trầm trọng.
  • Nên kiêng các thực phẩm tanh, chua: Hệ tiêu hóa của bệnh nhân mắc sởi sẽ trở nên nghiêm trọng nếu người bệnh sử dụng thực phẩm chua, tanh.

Người mắc bệnh sởi phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đồng thời nên kiêng những thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị bệnh nhằm tránh các nguy cơ biến chứng không đáng có xuất hiện và đảm bảo mau chóng khỏi bệnh.

4. Tiêm phòng sởi

Cách phòng bệnh sởi tốt nhất là tiêm phòng đầy đủ. Khi trẻ được 9 tháng tuổi nên tiêm phòng vaccine Sởi và sau đó khi bé được 15 tháng tuổi tiêm MMR và tiêm nhắc lại lúc 4-6 tuổi để phòng bệnh sởi tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan