Đang có bầu ăn khoai tây được không?

Trong quá trình mang thai nhiều bà bầu quan ngại việc ăn khoai tây liệu có tốt cho cả mẹ và bé. Vì thế, câu hỏi "Đang có bầu ăn khoai tây được không?" luôn được nhiều người quan tâm.

1. Những lợi ích của khoai tây mang lại cho sức khỏe

Khoai tây là nguồn thực phẩm giàu chất xơ cùng vitamin và khoáng chất phù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1.1 Trung hòa acid trong dạ dày

Khoai tây là thực phẩm có thể mang lại lợi ích cho người có nồng độ acid dạ dày cao. Theo nghiên cứu một khẩu phần ăn chứa khoai tây sẽ giảm bớt nồng độ acid trong dạ dày. Đồng thời, bạn cũng được hỗ trợ thúc đẩy hệ tiêu hóa sau khi bổ sung

1.2 Cung cấp vitamin B và C

Khoai tây chứa nhiều vitamin có khả năng chữa lành vết thương đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra nếu sử dụng khoai tây bạn sẽ tăng khả năng hấp thụ sắt có trong thực phẩm khác.

1.3 Bổ sung folate cho cơ thể

Acid folic có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của não bộ. Đối với thai nhi, nếu thiếu hụt acid folic sẽ tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh và ảnh hưởng trí tuệ sau này.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai được bổ sung đủ folate trong 3 tháng đầu sẽ giúp thai ổn định và an toàn hơn. Từ đó, làm giảm nguy cơ sảy thai.

bầu 3 tháng đầu ăn khoai tây được không
Bầu 3 tháng đầu ăn khoai tây giúp bổ sung chất folate

1.4 Tăng cường năng lượng để hoạt động

Khoai tây chứa carbs đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt với phụ nữ mang thai nhu cầu calo cần cao hơn so với bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa tinh bột. Dư thừa tinh bột cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì.

1.5 Giảm thâm sưng quầng ở mắt

Phụ nữ mang thai bị mất cân bằng hoocmon do đó dẫn đến sạm nám thâm quầng mắt. Khoai tây chứa nhiều dưỡng chất có thể làm trắng da đồng thời dưỡng da khá hiệu quả.

Bạn có thể dùng khoai tây sống nghiền đắp lên mắt 10 - 15 phút những quầng thâm sẽ được loại bỏ.

1.6 Ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ về bệnh tim mạch

Vỏ khoai tây chứa một lượng Kali lớn. Theo nghiên cứu, Kali có thể giảm đột quỵ, đau tim hay tăng huyết áp. Hơn thế nữa đối với tình trạng dư thừa muối cũng sẽ được cải thiện và đào thải ra ngoài.

2. Khi đang có bầu ăn khoai tây được không?

Mặc dù khoai tây chứa nhiều dưỡng chất cơ thể cần, nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai.

Theo các chuyên gia, phụ nữ khi mang thai không nên hạn chế ăn khoai tây. Bởi trong khoai tây chứa chất Solanin (chất này gọi là chất kiềm sinh vật). Nếu chất này tích lũy nhiều trong cơ thể sẽ gây hiệu ứng dị tật.

Một số trường hợp sau đây cần chú ý, để bảo vệ sức khỏe thai kỳ khỏe mạnh khi dùng khoai tây:

  • Khoai tây trở nên độc hại khi xuất hiện đốm xanh: Nếu trên khoai tây có đốm xanh bạn vô tình ăn phải sẽ xuất hiện triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa.
  • Khoai tây non có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh như: Nứt đốt sống hay dị tật ở não
  • Với khoai tây bị hư hỏng không nên sử dụng. Đặc biệt phụ nữ mang thai nếu không may ăn phải sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
  • Khoai tây chứa nhiều tinh bột, vì vậy không khuyến khích sử dụng với đối tượng thừa cân béo phì.
bà bầu ăn khoai tây rán được không
Bà bầu ăn khoai tây rán được không?

3. Phương pháp chế biến khoai tây lành mạnh

Để có món ăn ngon từ khoai tây, trước hết bạn cần nắm rõ một số kiến thức để chọn khoai tây chất lượng. Khoai được chọn cần có hình dáng đẹp không mềm không vết thâm, không mọc mầm, không bị cắt. Nếu khoai xuất hiện đốm đen hoặc xanh bất thường cũng không nên sử dụng.

Do khoai tây là cây lấy củ nên bạn cần rửa sạch trước khi sử dụng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bạn có thể tham khảo một số cách chế biến khoai tây lành mạnh như sau:

3.1 Súp khoai tây và hành tây

Nguyên liệu chế biến: Khoai tây cắt hạt lựu, rau thơm dạng bột để trộn, hành tây thái mỏng, một chút bơ, muối và tiêu xay, cà rốt bào.

Đầu tiền cho hành và bơ vào nồi xảo lửa vừa để mềm, sau đó cho khoai tây vào xào cùng. Sau đó đổ nước và đun trong nồi áp suất để hỗn hợp mềm mịn. Hỗn hợp sau khi đạt đem lên chảo đảo lửa vừa và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau khi hoàn thành dùng cà rốt bào sợi trang trí.

3.2 Salad khoai tây

Nguyên liệu thực hiện cần có: 8 củ khoai tây thái hạt lựu nấu chín, một chút giấm táo, sốt mayonnaise, muối, mù tạt, tiêu, bột tỏi, hành tây, cần tây thái lát, trứng luộc và ớt bột hungary.

Lấy khoai tây thái nhỏ nấu chín trộn cùng các gia vị đã chuẩn bị để ngấm đều. Sau đó bỏ hành tây và cần tây vào trong hỗn hợp. Trứng luộc cắt đôi bay lên đĩa cùng hỗn hợp đã trộn. Với công thức này bạn sẽ nhanh chóng có một món ăn nhẹ giàu dinh dưỡng mà ăn toàn cho thai kỳ.

Khoai tây là thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, tuy nhiên khi mang bầu không nên quá nhiều khoai tây. Phụ nữ mang thai vẫn có thể sử dụng khoai tây như nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và em bé.

Để tránh nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ hay các biến chứng khác, phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều khoai tây chiên trong dầu mỡ. Nên chế biến khoai tây lành mạnh, không nên chế biến chung với cà chua (vì có thể gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón). Sau khi đã ăn khoai tây không nên tráng miệng bằng chuối (vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbohydrate khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh béo phì). Mặt khác nên chế biến khoai tây kết hợp với thịt bò, để hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Parenting.firstcry.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

77K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan