Đậu đũa: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích

Đậu đũa là loại đậu nhỏ thuộc họ đậu, hay còn được gọi là đậu Hà Lan. Những thông tin sau sẽ cung cấp những thông tin về giá trị dinh dưỡng và lợi ích của đậu đũa với sức khỏe người tiêu thụ.

1. Thành phần dinh dưỡng của đậu đũa

Đậu đũa cực kỳ giàu dinh dưỡng, chất xơ và protein. Chúng cũng là nguồn cung cấp một số loại vi chất quan trọng với cơ thể như: Folate, đồng, thiamine và sắt...

Thông tin về thành phần dinh dưỡng của một cốc đậu đũa được nấu chính (khoảng 100 gam) bao gồm các chất dinh dưỡng cụ thể ở bảng sau:

Thành phần dinh dưỡng của đậu đũa
Thành phần dinh dưỡng của đậu đũa

  • Tất cả các giống đậu đũa đều là nguồn cung cấp protein cũng như chất xơ rất tốt. Chất xơ có tác dụng giống như các loại thuốc nhuận tràng, giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng bằng cách giảm thời gian tiếp xúc với các chất độc hại cũng như liên kết với các hóa chất gây ung thư ruột non hay ung thư ruột già. Ngoài ra, chất xơ còn làm giảm mức cholesterol máu thông qua giảm tái hấp thu acid mật liên kết với cholesterol.
  • Đậu đũa là nguồn cung cấp biochanin A - Một estrogen thực vật đóng vai trò quan trọng trong các khẩu phần ăn để phòng chống ung thư. Đậu đũa cũng là thực phẩm không chứa gluten do đó có thể sử dụng để thay thế cho những bệnh nhân dị ứng gluten.
  • Đậu đũa cũng là nguồn cung cấp một số loại vitamin nhóm B như: Folate, thiamin, acid pantothenic, pyridoxine, riboflavin và niacin... Hầu hết các enzyme này hoạt động trong chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo. Folate cùng với vitamin B12 là một trong những chất cần thiết cho quá trình tổng hợp ADN và phân chia tế bào. Cung cấp đầy đủ folate cho những phụ nữ mang thai có thể giúp phòng chống những khuyết tật về hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh.

  • Ngoài ra, đậu đũa còn cung cấp lượng Kali cần thiết để trung hòa với lượng Natri trong cơ thể giúp giảm huyết áp.
Đậu đũa
Đậu đũa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của người dùng

2. Lợi ích của đậu đũa

Vì chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng cần thiết nên đậu đũa có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể. Có thể kể đến như:

2.1 Hỗ trợ giảm cân

Do hàm lượng protein và chất xơ hòa tan cao nên thêm đậu đũa vào chế độ ăn uống là cách tuyệt vời để giảm cân. Protein trong đậu đũa được chứng minh làm giảm mức ghrelin – một loại hormone có tác dụng kích thích cảm giác đói. Trong khi đó chất xơ hòa tan có tác dụng giống như gel, di chuyển chậm qua đường tiêu hóa giúp tạo cảm giác no lâu hơn.

2.2 Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa

Đậu đũa cung cấp nguồn chất xơ quan trọng giúp bảo vệ đường tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và làm mềm phân ở những bệnh nhân táo bón. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng chất xơ còn có thể giúp ngăn ngừa những rối loạn tiêu hóa khác như: Trào ngược dạ dày, bệnh trĩ viêm loét dạ dày...

Chất xơ hòa tan trong đậu đũa và một số loại thực vật khác cũng cung cấp prebiotic, kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột giúp hình thành hệ vi sinh khỏe mạnh.

Đậu đũa
Đậu đũa giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa

2.3 Cải thiện sức khỏe tim mạch

Các thành phần dinh dưỡng trong đậu đũa được chứng minh có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch thông qua khả năng giảm thiểu một số yếu tố nguy cơ cho bệnh tim như: Bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, phình động mạch chủ....

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thường xuyên ăn các loại đậu, đặc biệt là đậu đũa khả năng giảm mức cholesterol toàn phần cũng như cholesterol xấu (LDL), góp phần bảo vệ hệ thống tim mạch. Ngoài ra chúng cũng có tác dụng giảm viêm qua đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đậu đũa cũng rất linh hoạt và có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau từ luộc, nấu, ăn kèm với các loại thịt, gia vị khác hay chế biến súp, hầm và salad...

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giải đáp, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: healthline.com, nutrition-and-you.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Caditor 10
    Công dụng thuốc Caditor 10

    Thuốc Caditor 10 có công dụng điều trị tăng cholesterol và rối loạn lipid máu hỗn hợp. Để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Caditor 10 theo đúng chỉ ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • thuốc Glovitor
    Công dụng thuốc Glovitor

    Thuốc Glovitor có công dụng giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, apolipoprotein B và triglycerid. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Hepeverex sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không ...

    Đọc thêm
  • citivas 20
    Công dụng thuốc Citivas 20

    Citivas 20 là một loại thuốc được dùng để điều trị tình trạng tăng lipid máu, khi mà áp dụng chế độ ăn uống hay tập luyện không mang lại hiệu quả. Để dùng Citivas 20 an toàn và hiệu ...

    Đọc thêm
  • kinh nghiệm đi ăn nhà hàng
    Ăn nhà hàng thế nào cho lành mạnh?

    Đi ăn tại nhà hàng có thể là thói quen của một số người. Để có thể đảm bảo được chế độ ăn tốt cho sức khỏe như tự chuẩn bị ở nhà thì không phải là điều dễ dàng. ...

    Đọc thêm
  • Amefibrex 300
    Công dụng thuốc Amefibrex 300

    Thuốc Amefibrex 300 được các bác sĩ kê đơn chỉ định sử dụng trong các trường hợp hỗ trợ việc kiểm soát chứng rối loạn lipid máu. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng khi sử dụng Amefibrex 300, người ...

    Đọc thêm