Dầu ăn khác với chất béo rắn như thế nào?

Dầu ăn và chất béo rắn đều là những nhóm thực phẩm không thể thiếu trong đời sống. Giữa chúng có những điểm giống và khác nhau khá đặc trưng mà người dùng có thể dễ dàng phân biệt.

1. Tổng quan về chất béo rắn

1.1 Chất béo rắn là gì?

Chất béo rắn là chất béo ở trạng thái rắn khi đặt trong điều kiện nhiệt độ phòng như mỡ bò, bơ, shortening (còn gọi là mỡ trừu, là chất béo được sản xuất từ dầu thực vật như dầu hạt bông, dầu đậu tương). Chất béo rắn chủ yếu có nguồn gốc từ động vật. Ngoài ra, chất béo dạng rắn cũng có thể được tạo ra từ dầu thực vật thông qua quá trình hydro hóa.

Một số chất béo rắn phổ biến là: bơ, mỡ bò, mỡ gà, kem, mỡ lợn, bơ, chất béo từ sữa, bơ thực vật dạng khối, shortening. Ngoài ra, còn có dầu hydro hóa toàn bộ và hydro hóa một phần, dầu dừa, dầu cọ và dầu hạt cọ (vẫn được coi là chất béo rắn vì chúng có chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa).

1.2 Các loại thực phẩm chứa chất béo rắn

Hầu hết các chất béo rắn có hàm lượng cao chất béo bão hòa/chất béo chuyển hóa, ít chất béo không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa. Các sản phẩm từ động vật có chứa chất béo rắn cũng chứa cholesterol. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (có trong chất béo rắn) có xu hướng làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) trong máu. Và điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì trong chế độ ăn hằng ngày, mỗi người nên cắt giảm bớt lượng thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Người bị Block nhánh phải cần phải khám tim mạch định kỳ thường xuyên
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Một số thực phẩm chứa chất béo rắn gồm:

  • Các món tráng miệng và bánh nướng: Bánh ngọt, bánh rán, bánh quy,...;
  • Phô mai và thực phẩm có phô mai: Bánh pizza;
  • Xúc xích, thịt xông khói, sườn hun khói;
  • Kem, các món tráng miệng làm từ sữa;
  • Khoai tây được chiên trong chất béo rắn hoặc dầu hydro hóa;
  • Thịt bò xay có vân mỡ;
  • Gà rán và các món gà có da.

1.3 Một số chất béo rắn không nhìn thấy được

Trong một số trường hợp, không thể nhìn thấy chất béo trong thực phẩm. Cụ thể, chất béo trong sữa tươi là chất béo rắn. Chất béo sữa (bơ) là chất rắn ở điều kiện nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, nó lơ lửng trong dịch sữa (do quá trình đồng nhất hóa.

2. Sự khác biệt giữa dầu ăn và chất béo rắn

Dầu ăn là chất béo ở dạng lỏng trong điều kiện nhiệt độ phòng - như dầu thực vật sử dụng trong nấu nướng. Dầu có thể được chiết xuất từ nhiều loại thực vật khác nhau như ngô, đậu phộng và cả từ cá. Dầu chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa.

dầu oliu
Dầu ăn có thể được chiết xuất từ nhiều loại thực vật khác nhau

Còn chất béo rắn là chất béo ở dạng rắn trong điều kiện nhiệt độ phòng. Chất béo rắn có nguồn gốc từ động vật (có thể cả thực vật thông qua quá trình hydro hóa). Chất béo rắn chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa/chất béo chuyển hóa.

Chất béo rắn và dầu cung cấp cùng một lượng calo trên mỗi gam. Tuy nhiên, nói chung dầu tốt cho sức khỏe hơn chất béo rắn vì dầu có hàm lượng chất béo bão hòa/chất béo chuyển hóa ít hơn.

Như vậy, có thể thấy sự khác biệt giữa dầu ăn với chất béo rắn chủ yếu là ở 2 điểm gồm: trạng thái (lỏng/rắn) và loại chất béo trong nó (bão hòa/không bão hòa). Giảm sử dụng chất béo rắn, thay thế bằng dầu ăn sẽ tốt cho sức khỏe nói chung, hệ tim mạch nói riêng.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vui lòng liên hệ Website để được phục vụ tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo:choosemyplate.gov, chefjob.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan