Dinh dưỡng và chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD)

Không có bằng chứng cho thấy chế độ ăn gây ra rối loạn hành vi tăng động, giảm chú ý. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng, ở một số người, thay đổi chế độ ăn uống có thể giảm được các triệu chứng của bệnh này.

1. Bệnh rối loạn tăng động và giảm chú ý (ADHD)

Rối loạn tăng động, giảm chú ý hay bệnh ADHD là một rối loạn phát triển thần kinh liên quan đến sự không tập trung, hiếu động thái quá và bốc đồng cảm xúc. Đây là một trong những trạng thái rối loạn phổ biến nhất mà trẻ em có thể mắc phải. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều người lớn.

Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các nghiên cứu về tình trạng này cho thấy di truyền đóng vai trò chính gây ra triệu chứng này. Các yếu tố khác chẳng hạn như: độc tính môi trường, dinh dưỡng kẽm trong thời kỳ bào thai cũng có liên quan đến căn bệnh này.

Bệnh rối loạn tăng động và giảm chú ý được bắt đầu từ mức độ thấp của dopamine và noradrenaline chịu trách nhiệm tự điều tiết trong vùng não. Khi các chức năng này bị suy yếu, người bệnh phải vật lộn để hoàn thành các nhiệm vụ như: nhận thức thời gian, sự tập trung và hạn chế hành vi không phù hợp.

Hơn nữa, tình trạng này còn ảnh hưởng đến khả năng làm làm việc, học tập cũng như duy trì các mối quan hệ phù hợp từ đó có thể làm giảm chất lượng cuộc sống.

Bệnh rối loạn tăng động và giảm chú ý không được cho là bệnh có thể điều trị được mà chỉ có thể điều trị thay thế bằng cách giảm các triệu chứng của bệnh. Đồng thời kết hợp với trị liệu hành vi cũng như các loại thuốc hỗ trợ cho quá trình điều trị. Hơn nữa, thay đổi chế độ ăn uống hay chế độ dinh dưỡng cũng có thể kiểm soát được các triệu chứng gây nên bệnh.

Rối loạn tăng động, giảm chú ý là chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ
Rối loạn tăng động, giảm chú ý là chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ

2. Dinh dưỡng và hành vi

Các tác dụng của thực phẩm đối với hành vi là lĩnh vực còn khá mới mẻ với khoa học đồng thời cũng gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học hay các trường phái khoa học khác nhau. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng đã nhận định rằng với một số loại thực phẩm nhất định có ảnh hưởng đến hành vi của con người. Ví dụ, caffeine có thể làm tăng sự tỉnh táo, hay socola có thể ảnh hưởng đến tâm trạng hay rượu có thể làm thay đổi hành vi của con người.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng có thể làm ảnh hưởng đến hành vi. Nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng những đối tượng được bổ sung các acid béo thiết yếu, vitamin và chất khoáng có thể làm giảm đáng kể hành vi chống đối xã hội so với nhóm đối tượng được bổ sung giả dược.

Các nghiên cứu khác còn cho thấy bổ sung vitamin và chất khoáng cũng có thể làm giảm hành vi chống đối xã hội ở trẻ em. Ngoài ra, các acid béo không no nhiều nối đôi cũng được chứng minh giúp giảm các hành vi bạo lực.

Do các minh chứng cho thấy thực phẩm và chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến hành vi nên giả thuyết về sự ảnh hưởng của chúng đến các triệu chứng rối loạn tăng động và giảm sự chú ý là có vẻ hoàn toàn hợp lý. Bởi phần lớn các triệu chứng này đều là do hành vi.

Cũng vì lý do này, một lượng lớn các nghiên cứu về dinh dưỡng đã xem xét tác dụng củ thực phẩm và chất bổ sung với rối loạn tăng động, giảm chú ý. Có hai loại nghiên cứu được thực:

  • Nghiên cứu bổ sung: Chúng tập trung vào việc bổ sung với một hoặc một số chất dinh dưỡng.
  • Nghiên cứu loại bỏ: Chúng tập trung vào việc loại bỏ một hoặc một số chất dinh dưỡng từ thành phần của chế độ ăn uống.

3. Nghiên cứu bổ sung

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý không có chế độ ăn uống cân bằng và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Điều này khiến cho các nhà nghiên cứu suy đoán rằng các chất bổ sung có thể cải thiện được các triệu chứng của căn bệnh này.

Các nghiên cứu về dinh dưỡng đã xem xét tác dụng của một số chất bổ sung đối với triệu chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý bao gồm: Acid amin, vitamin, chất khoáng, acid béo omega-3.

3.1. Bổ sung acid amin

Mỗi tế bào trong cơ thể cần acid amin để hoạt động. Trong số những chất này, acid amin được sử dụng để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh hoặc tạo ra các phân tử tín hiệu trong não. Đặc biệt, acid amin phenylalanine, tyrosine và tryptophan được sử dụng để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh dopamine, serotonin và norepinephrine.

Những người bị rối loạn tăng động, giảm chú ý đã được chứng minh là có vấn đề với chất dẫn truyền thần kinh này, cũng như nồng độ của acid amin này trong máu và nước tiểu. Vì lý do này, nên một số nghiên cứu đã xem xét cách bổ sung acid amin ảnh hưởng đến các triệu chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ em. Các chất bổ sung là Tyrosine và S-adenosylmethionine đã cung cấp kết quả hỗn hợp: một số nghiên cứu cho thấy kết quả không có tác dụng và những nghiên cứu khác cho thấy lợi ích của chúng đối với các triệu chứng này là khá khiêm tốn.

Thực phẩm chứa acid amin rất tốt cho não bộ
Thực phẩm chứa acid amin rất tốt cho não bộ

3.2. Bổ sung vitamin và chất khoáng

Sự thiếu hụt sắt và kẽm có thể gây ra suy yếu về tinh thần ở tất cả trẻ em, cho dù chúng có chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý hay không. Tuy nhiên, hàm lượng kẽm, magie, canxi và photpho thấp hơn đã được báo cáo nhiều lần ở trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý.

Một số nghiên cứu đã xem xét tác dụng của việc bổ sung kẽm và tất cả chúng đều báo cáo có cải thiện về triệu chứng. Những nghiên cứu khác cũng đánh giá tác động của chất bổ sung sắt đối với trẻ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý và kết quả cũng tìm thấy sự cải thiện của triệu chứng khi được bổ sung sắt. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nghiên cứu thực hiện cho mối liên quan này.

Tác dụng của các liều dùng vitamin B6, B5, B3, và vitamin C cũng đã được đánh giá, nhưng không tìm thấy sự cải thiện nào đối với triệu chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý.

Tuy nhiên, thử nghiệm năm 2014 về bổ sung vitamin tổng hợp và chất khoáng đã tìm thấy hiệu quả. Những người trưởng thành sử dụng chất bổ sung và kết quả cho thấy có sự cải thiện theo thang đánh giá rối loạn tăng động, giảm chú ý sau 8 tuần so với nhóm sử dụng giả dược.

3.3. Bổ sung acid béo omega-3

Acid béo omega-3 đóng vai trò quan trọng trong não. Trẻ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý thường có lượng acid béo omega-3 thấp hơn so với trẻ bình thường. Hơn nữa, mức độ omega-3 càng thấp thì trẻ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý càng gặp nhiều vấn đề khó khăn về học tập và hành vi. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều nghiên cứu đã tìm thấy chất bổ sung omega-3 để cải thiện triệu chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý. Tuy nhiên, hiệu quả cải thiện còn khá khiêm tốn.

Omega-3 giúp cải thiện hoàn thành nhiệm vụ và sự không tập trung. Ngoài ra, nó còn giúp giảm bớt sự bồn chồn, bốc đồng và hiếu động. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều được thuyết phục với giả thuyết này. Một nghiên cứu phân tích đã chỉ ra rằng, ước tính các triệu chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý bằng thang đánh giá Connoror (CRS), đã kết luận rằng có bằng chứng nhưng rất nghèo nàn của việc bổ sung omega-3 để cải thiện các triệu chứng rối loạn tăng động ở trẻ em.

4. Nghiên cứu loại bỏ

Những người bị rối loạn tăng động, giảm chú ý có nhiều khả năng có phản ứng bất lợi với thực phẩm. Chính điều này đã gây ra suy đoán rằng việc loại bỏ thực phẩm có vấn đề có thể giúp cải thiện triệu chứng.

Các nghiên cứu đã xem xét tác động của việc loại bỏ các thành phần thực phẩm bao gồm: phụ gia thực phẩm, chất bảo quản, chất ngọt, thực phẩm gây dị ứng.

4.1. Loại bỏ salicylat và phụ gia thực phẩm

Tiến sĩ, bác sĩ Feingold đã phát hiện ra rằng thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hành vi. Vào những năm 1970 ông đã quy định chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân của mình, trong đó đã loại bỏ một số thành phần thực phẩm tạo phản ứng cho họ.

Chế độ ăn kiêng không có salicylate là những hợp chất có trong nhiều loại thực phẩm, thuốc và phụ gia thực phẩm. Trong khi ăn kiêng, một số bệnh nhân của Feingold ghi nhận được sự cải thiện các vấn đề về hành vi của họ.

Ngay sau đó, Feingold bắt đầu tuyển chọn những đứa trẻ được chẩn đoán mắc chứng tăng động cho thí nghiệm ăn kiêng của ông. Ông tuyên bố rằng 30-50% trong số chúng đã cải thiện nhờ chế độ ăn kiêng.

Nghiên cứu của Feingold được nhiều phụ huynh tôn vinh và những người này đã thành lập hiệp hội Feingold của Hoa Kỳ. Mặc dù, các đánh giá kết luận về chế độ ăn kiêng của ông không phải là một biện pháp can thiệp hiệu quả đối với chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý, nhưng nó đã kích thích các nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của thực phẩm và loại bỏ phụ gia đối với chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý.

Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế khuyên không nên sử dụng chế độ ăn kiêng loại bỏ salicylate trong điều trị rối loạn tăng động, giảm chú ý. Chế độ ăn kiêng này có thể gây ra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và thúc đẩy ác cảm thực phẩm ở trẻ em.

Phụ gia thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến chứng AHDH
Phụ gia thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến chứng AHDH

4.2. Loại bỏ chất màu nhân tạo và chất bảo quản

Sau khi chế độ ăn kiêng của Feingold không còn được coi là hiệu quả, các nhà nghiên cứu đã thu hẹp trọng tâm của họ để xem xét màu thực phẩm nhân tạo và chất bảo quản. Điều này là do các chất này dường như ảnh hưởng đến hành vi của trẻ bất kể chúng có bị rối loạn tăng động, giảm chú ý không.

Một nghiên cứu theo dõi 800 trẻ nghi ngờ tăng động. Trong nhóm 75% trong số trẻ nghiên cứu đã cải thiện khi sử dụng chế độ ăn kiêng không chứa màu thực phẩm nhân tạo. Tuy nhiên, triệu chứng tăng động lại tái phát sau khi đưa chất màu nhân tạo vào chế độ ăn.

Hay một nghiên cứu khác cho thấy sự hiếu động đã tăng lên ở trẻ khi tiêu thụ chất màu thực phẩm nhân tạo, natri benzoat (chất bảo quản).

Mặc dù, các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng chất màu thực phẩm có thể làm tăng tính hiếu động, nhưng nhiều người cho rằng bằng chứng này chưa đủ mạnh để chứng minh. Tuy nhiên, cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) yêu cầu một số chất tạo màu nhân tạo nhất định phải được liệt kê trên bao bì thực phẩm. Đồng thời, liên minh Châu Âu (EU) cũng yêu cầu thực phẩm có chất tạo màu nhân tạo phải được ghi trên nhãn thực phẩm. Điều này nhằm mục đích cảnh báo tác động đối với sự chú ý và hành vi của trẻ em.

4.3. Loại bỏ đường và chất ngọt nhân tạo

Nước ngọt có liên quan đến tăng tính hiếu động và lượng đường trong máu thấp cũng phổ biến ở những người mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý. Hơn nữa, một số nghiên cứu quan sát đã tìm thấy lượng đường có liên quan đến triệu chứng tăng động, giảm chú ý ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác không tìm thấy mối quan hệ giữa đường và hành vi. Nghiên cứu thử nghiệm chất ngọt nhân tạo làm từ aspartame cũng không tìm thấy mối liên quan. Về mặt lý thuyết, có nhiều khả năng đường gây ra sự không tập trung thay vì tăng động. Vì sự mất cân bằng lượng đường trong máu có thể khiến cho mức độ chú ý giảm xuống.

Nghiên cứu về tác dụng của thực phẩm đối với các triệu chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý vẫn chưa tìm được bằng chứng thuyết phục. Tuy nhiên, các nghiên cứu đề cập ở đây cho thấy chế độ ăn uống có thể tác động mạnh đến hành vi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: Healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan