Ăn nội tạng: Tốt hay không tốt?

Thịt nội tạng đã từng là một nguồn thực phẩm được nâng niu và quý trọng. Tuy nhiên, hiện nay truyền thống ăn thịt nội tạng động vật đã không còn được ưa chuộng. Trên thực tế, nhiều người chưa bao giờ ăn thịt nội tạng có thể cảm thấy khó chịu. Nhưng, thịt nội tạng thực sự khá bổ dưỡng.

1. Tìm hiểu về thịt nội tạng

Thịt nội tạng, đôi khi được gọi nội tạng động vật, bao gồm các cơ quan của động vật mà con người sử dụng làm thực phẩm để chế biến và tiêu thụ. Những động vật được con người ăn nội tạng phổ biến nhất là: Bò, lợn, cừu, dê, gà và vịt.

Ngày nay, hầu hết các loài động vật được nuôi dưỡng theo xu hướng tích nạc, cho nên thịt nội tạng thường bị bỏ qua. Và hầu hết các loại thịt thường được tiêu thụ dưới dạng bít tết, thịt đùi hoặc xay thành băm.

Thịt nội tạng, chẳng hạn như não, ruột và thậm chí cả tinh hoàn. Trên thực tế, thịt nội tạng được đánh giá rất cao. Ngoài ra, nó còn có thể bổ sung thịt nội tạng cho chế độ ăn, bởi vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như: vitamin B12, folate, sắt và protein tuyệt vời.

2. Các loại thịt nội tạng

Một số thịt nội tạng phổ biến, bao gồm:

  • Gan: Cơ quan giải độc: Gan cung cấp nguồn dinh dưỡng của các loại thịt nội tạng và đôi khi được gọi là “vitamin tổng hợp của tự nhiên”.
  • Lưỡi: Lưỡi thực sự là một cơ bắp: Đó là phần thịt mềm và ngon do hàm lượng chất béo cao.
  • Tim: Có vai trò bơm máu đi khắp cơ thể, có chứa phần nạc khá nhiều mang lại cảm giác ăn ngon.
  • Thận: Tương tự như ở người, động vật có vú cũng có 2 quả thận. Thận sẽ thực hiện lọc chất thải và chất độc ra khỏi máu.
  • Não: Não được biết đến món ăn ngon trong nhiều nền văn hóa và nó cung cấp nguồn giàu axit béo omega-3.
  • Lá lách: Được tạo ra từ tuyến ức và tuyến tụy.
  • Dạ dày bò: Phần lớn thịt ba chỉ là từ gia súc và có thể có kết cấu rất dai.
Thịt nội tạng
Thịt nội tạng, đôi khi được gọi nội tạng động vật, bao gồm các cơ quan của động vật mà con người sử dụng làm thực phẩm

3. Thành phần dinh dưỡng của thịt nội tạng

Thành phần dinh dưỡng của các loại thịt nội tạng có thể khác nhau, tùy thuộc vào nguồn động vật và loại nội tạng. Nhưng hầu hết các loại thịt này đều cực kỳ bổ dưỡng.

Thịt nội tạng đặc biệt giàu vitamin B, chẳng hạn như: Vitamin B12 và folate, hay các chất khoáng như: sắt, magie, selen và kẽm, và các vitamin tan trong chất béo quan trọng như vitamin A, D, E và K. Chất béo nội tạng cũng có khả năng hòa tan các vitamin tan trong dầu giúp cho quá trình hấp thu vào cơ thể.

Thịt nội tạng cung cấp nguồn protein khá phong phú, bao gồm tất cả chín axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần để hoạt động hiệu quả.

Trong 100 gam gan bò nấu chín cung cấp: 175 Kcal, 27 gam đạm, 1.386%RDI vitamin B12, 730%RDI đồng, 522%RDI vitamin A, 201% RDI Riboflavin, Niacin: 87% RDI, Vitamin B6: 51% RDI, Selenium: 47% RDI, Kẽm: 35% RDI, Sắt: 34% RDI.

4. Lợi ích thịt nội tạng trong chế độ ăn

  • Cung cấp sắt: Thịt chứa sắt heme, có tính khả dụng sinh học cao, vì vậy nó được cơ thể hấp thụ tốt hơn so với sắt không phải heme từ thực phẩm thực vật.
  • Mang lại cảm giác no lâu hơn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu protein có thể làm giảm sự thèm ăn và tăng cảm giác no. Đồng thời có thể thúc đẩy giảm cân bằng cách tăng tỷ lệ trao đổi chất.
  • Duy trì khối lượng cơ bắp của cơ thể: Thịt nội tạng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, rất quan trọng để xây dựng và duy trì khối lượng cơ.
  • Nguồn cung cấp choline tuyệt vời: Thịt nội tạng là một trong những nguồn cung cấp choline tốt nhất thế giới, là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sức khỏe của não, cơ và gan.
Nội tạng
Thành phần dinh dưỡng của các loại thịt nội tạng có thể khác nhau

5. Một vài vấn đề khi sử dụng thịt nội tạng

5.1. Thịt nội tạng có làm tăng cholesterol không?

Thịt nội tạng có hàm lượng cholesterol cao, bất kể nguồn gốc động vật. Trong 100 gam óc bò chứa 1,033% RDI cho cholesterol, trong khi thận và gan có lần lượt là 239% và 127%.

Ở một số người thường có sự liên quan của cholesterol với việc động mạch bị tắc, hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, cholesterol được sản xuất bởi gan của cơ thể, điều chỉnh việc sản xuất cholesterol của cơ thể theo lượng cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày.

Khi ăn thịt nội tạng có hàm lượng cholesterol cao, gan sẽ phản ứng bằng cách sản xuất ít hơn. Do đó, thực phẩm giàu cholesterol chỉ có tác động nhỏ đến tổng mức cholesterol trong máu của cơ thể.

Hơn nữa, lượng cholesterol từ thực phẩm có ảnh hưởng nhỏ, nếu có, thì có thể là nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu bằng phương pháp phân tích dựa trên 40 nghiên cứu tiền cứu về mức tiêu thụ cholesterol trong chế độ ăn uống và nguy cơ sức khỏe. Phân tích này đã đưa ra kết luận rằng cholesterol trong chế độ ăn uống không liên quan đáng kể đến bệnh tim hoặc đột quỵ ở người lớn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, vẫn có một số người chiếm khoảng 30% dân số nhạy cảm với cholesterol trong chế độ ăn uống. Với những đối tượng này, việc tiêu thụ thực phẩm giàu cholesterol có thể làm tăng tổng lượng cholesterol.

5.2. Những đối tượng nên hạn chế sử dụng thịt nội tạng

Không có nhiều hạn chế khi kết hợp thịt nội tạng vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với một số người có thể dễ bị ảnh hưởng bởi lượng tiêu thụ cao và cần hạn chế tiêu thụ loại thịt này.

  • Những người bị bệnh gút cần hạn chế ăn nội tạng

Bệnh gút đặc trưng với viêm khớp phổ biến. Nguyên nhân có thể do lượng axit uric trong máu cao, khiến các khớp bị sưng và mềm. Purin trong chế độ ăn tạo thành axit uric trong cơ thể. Các loại thịt nội tạng đặc biệt chứa nhiều purin nên được sử dụng điều độ tránh tình trạng tăng axit uric trong cơ thể thông qua khẩu phần ăn hàng ngày.

  • Phụ nữ mang thai nên theo dõi lượng ăn vào: Các loại thịt nội tạng nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, đặc biệt là gan. Trong thời kỳ mang thai, sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi rất cần được cung cấp thêm vitamin A. Tuy nhiên, Viện Y tế Quốc gia khuyến nghị nên tiêu thụ cao hơn 10.000 IU vitamin A từ thực phẩm mỗi ngày, vì hấp thụ quá nhiều có liên quan đến dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và các bất thường, bao gồm: Dị tật tim, tủy sống và ống thần kinh, bất thường về mắt, tai và mũi, đường tiêu hóa và thận. Một số nghiên cứu đã tiến hành ở những bà mẹ mang thai cho thấy khi tiêu thụ hơn 10.000 IU vitamin A mỗi ngày từ thực phẩm có nguy cơ có con bị dị tật bẩm sinh cao hơn những bà mẹ tiêu thụ 5.000 IU hoặc ít hơn mỗi ngày khoảng 80%. Do đó, điều quan trọng là phải theo dõi lượng thịt nội tạng của bạn trong khi mang thai, đặc biệt nếu bạn đang dùng các chất bổ sung có chứa vitamin A.
  • Bệnh bò điên

Bệnh bò điên hay bệnh não thể xốp ở bò (BSE), ảnh hưởng đến não và tủy sống của gia súc. Căn bệnh này có thể lây sang người thông qua các protein gọi là prion, được tìm thấy trong não và tủy sống bị ô nhiễm. Nó gây ra một bệnh não hiếm gặp, Creutzfeldt – Jakob biến thể mới (vCJD).

Mặc dù, số ca mắc bệnh bò điên đã giảm đáng kể kể từ khi lệnh cấm cho ăn được ban hành vào năm 1996. Lệnh cấm này khiến việc thêm bất kỳ loại thịt và gia súc nào vào thức ăn cho gia súc là bất hợp pháp.

Thuốc Allopurinol dùng trong điều trị bệnh gút
Những người bị bệnh gút cần hạn chế ăn nội tạng

6. Hương vị của các loại thịt nội tạng

Thịt nội tạng ngày càng trở nên phổ biến trong các nhà hàng cao cấp do hương vị đậm đà và độc đáo của chúng. Vì có thể cần một khoảng thời gian để phát triển sở thích đối với các loại thịt nội tạng, nên tốt nhất bạn nên bắt đầu với các loại thịt nội tạng có hương vị nhẹ nhàng hơn như lưỡi và tim.

Bạn cũng có thể thử chế biến thịt nội tạng bằng cách xay gan và thận cùng kết hợp chúng với thịt bò hoặc thịt lợn băm trong các món ăn như Bolognese.

Ngoài ra, có thể thêm các loại thịt này vào món hầm nấu chín với các loại thịt khác như thịt cừu. Điều này có thể giúp bạn dần dần thích thú với những hương vị mạnh mẽ hơn.

Thịt nội tạng khá phong phú với nhiều loại vitamin và khoáng chất mà khó có thể có được từ các loại thực phẩm khác. Nếu bạn thích ăn thịt, bạn nên thay thế một số thịt cơ bằng thịt nội tạng. Nó không chỉ cung cấp cho bạn một số dinh dưỡng bổ sung, mà còn dễ sử dụng và có lợi cho môi trường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan