Trẻ em ăn bim bim có tốt không?

Bim bim là món ăn vặt phổ biến của nhiều trẻ em. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn như: bim bim, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp,... Nếu cho trẻ ăn quá nhiều bim bim mà không chú ý đến các loại thực phẩm khác sẽ dẫn tới mất cân bằng chế độ dinh dưỡng và giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh.

1. Thành phần của bim bim?

Bim bim hay còn được gọi là snack xuất hiện khá phổ biến trên thị trường. Đây là món ăn vặt được trẻ em yêu thích bởi sự hấp dẫn của màu sắc và hương vị. Bim bim có nhiều loại, dựa vào thứ gia vị tẩm bột: bim bim cay, bim bim vị tôm, bim bim vị bò, bim bim vị cua,... rất phong phú và đa dạng. Chủ yếu bim bim có vị mặn, cay hoặc vị ngọt.

Thành phần chủ yếu của bim bim gồm: bột bắp, bột mì, bột gạo, dầu thực vật, khoai tây, đậu phộng, và các loại ngũ cốc. Ngoài ra, trong bim bim còn chứa nhiều thành phần khác như: muối, đường, hương vị ngọt tự nhiên, giống tự nhiên và tổng hợp, hương nước tương, chất điều vị, màu tự nhiên, chất tạo ngọt, chất chống vón, chất ổn định,...

2. Trẻ em ăn bim bim có tốt không?

Ăn bim bim có tốt cho sức khỏe không? Bim bim là món ăn vặt được rất nhiều trẻ em rất yêu thích bởi sự hấp dẫn của màu sắc và hương vị. Tuy nhiên, sự ngon miệng đôi khi không đi kèm với yếu tố an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là đối với các loại thực phẩm ăn liền được chiên qua dầu mỡ và có sử dụng nhiều rất chất phụ gia như bim bim.

  • Trong bim bim có chứa rất nhiều dầu ăn, theo GS Peter Weissberg, giám đốc y tế của BHF cho biết: “Nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì một năm, cơ thể của trẻ sẽ hấp thu khoảng 5 lít dầu” (một gói bim bim 35g có chứa 2,5 thìa dầu).
  • Ngoài dầu ăn, thành phần có trong bim bim còn chứa nhiều muối và đường. Việc hấp thụ một lượng lớn chất acrylamide có trong mỗi gói bim bim sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thận, đặc biệt là ở những người hút thuốc lá.
  • Chế biến bim bim ở nhiệt độ cao nên sinh ra chất béo thể đồng phân. Nếu tỷ lệ chất béo này chiếm từ 5 – 10% trở lên trong tổng lượng chất béo của khẩu phần ăn hàng ngày cho một người thì có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như tim mạch, tăng huyết áp.
  • Trong bim bim chứa chất bảo quản, chất điều vị, chất tạo ngọt,... những chất này hầu như không có giá trị dinh dưỡng.
  • Chứa chất ổn định, chất nhũ hóa, chất bảo quản bao gồm các acid, làm các bé dễ mắc những bệnh có liên quan đến rối loạn vị giác.
  • Tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng.
  • Chất acrylamide từ các loại thực phẩm như chip khoai tây và snack có thể làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp nhi khoa và phát triển bệnh tim.
  • Chậm phát triển về trí não và gia tăng nguy cơ các bệnh nguy hiểm khác
Trẻ em ăn bim bim có tốt không?
Vấn đề trẻ em ăn bim bim có tốt không cần được làm rõ

3. Những tác hại của bim bim

3.1 Gây bệnh về đường tiêu hóa, chán ăn

Hàm lượng tinh bột và chất béo có trong snack, oishi làm cho trẻ em đầy bụng, gây cảm giác no, kém ăn từ đó sẽ làm cho trẻ chán ăn những bữa chính, dẫn đến trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân.

Trong bim bim chứa các chất bảo quản, dầu ăn làm cho hệ tiêu hóa bị trì trệ, quá trình tiêu hóa thức ăn bị ách tức dẫn đến một số bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày,... Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và giúp vi khuẩn Helicobacter Pylori phát triển mạnh.

3.2 Dễ mắc các bệnh béo phì, tim mạch

Ăn bim bim có tăng cân không? Nếu trẻ ăn một gói bim bim mỗi ngày thì trong một năm sẽ hấp thụ đến 5 lít dầu vào cơ thể. Một gói khoai tây chiên 35gr chứa 2,5 thìa dầu. Túi lớn hơn sẽ tăng lượng dầu lên đến 3,5 thìa. Như vậy, hàm lượng chất béo có hại này với lượng đường, muối, chất phụ gia có thể khiến trẻ bị béo phì, mắc bệnh tim mạch, nhất là khi bước vào độ tuổi dậy thì.

3.3 Gây mệt mỏi cho cơ thể, kém tập trung

Các chất có trong snack gây ức chế thần kinh, gây ung thư, làm cơ thể mệt mỏi, kém tập trung, đau nhức cơ khớp... Các chất này còn gây ức chế đối với cơ quan sinh dục nam và cơ quan sinh dục nữ, hệ thần kinh của thai nhi và trẻ nhỏ. Đường phụ gia có trong snack là đường tinh luyện, các chất dinh dưỡng có trong đó đã bị loại bỏ trong quá trình sản xuất. Đường này không chứa bất kì dinh dưỡng nào như vitamin, khoáng chất, enzim hay chất béo chất xơ có lợi nào. Nạp cùng một lượng đường giống nhau hàng ngày sẽ gây tác hại lớn cho sức khỏe: gây sâu răng, béo phì, lười ăn, rối loạn tiêu hóa,... Các chất có trong snack đều không tốt cho sức khỏe của trẻ em.

3.4 Gây ra các bệnh về thận và huyết áp

Trong bim bim chứa một lượng muối cao, để cho snack có vị cuốn hút, dễ ăn hơn. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều muối, các loại thuốc điều trị huyết áp như thuốc lợi tiểu sẽ không thể hoạt động tốt. Và huyết áp tăng lên sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và hệ tiết niệu, gây ra nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe như đột quỵ, suy tim, suy thận. Đặc biệt, nếu đã mắc các bệnh tăng huyết áp, suy gan, suy tim và suy thận, thói quen ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

3.5 Gây ra nguy cơ vô sinh

Theo một số nghiên cứu nhà khoa học nước Mỹ thì trong bim bim còn chứa chất Acrylamide, một chất hóa học được tìm thấy nhiều trong khoai tây chiên, snack. Việc hấp thụ một lượng lớn chất acrylamide sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư thận, gây ra nhiều hệ lụy khác,trong đó phải kể đến vô sinh.

3.6 Dễ mắc bệnh hen suyễn

Túi chứa bim bim được làm bằng nilon, nhựa chứa nhiều chất độc, những hóa chất này thấm vào thức ăn từ bao bì gây ra bệnh suyễn. Chất độc trong bao bì thực phẩm dẫn đến bệnh này là Bisphenol-A hoặc BPA thường có trong ấm đun nước bằng điện hoặc các loại hộp nhựa, túi nilon. BPA có thể gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ em từ 5-12 tuổi.

Trẻ em ăn bim bim có tốt không?
Trẻ em ăn bim bim có tốt không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh

4. Giải pháp thay thế bim bim cho trẻ

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn bim bim hay những loại thực phẩm ăn vặt chế biến sẵn. Thay vào đó, bạn hãy tăng cường các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như rau củ quả, các loại hạt, ngũ cốc,... Bổ sung đa dạng các loại cá giàu DHA, thịt, tôm,... như:

  • Trái cây không quá ngọt như thanh long, chuối, bơ, dâu tây,...
  • Sữa chua, phô mai
  • Các loại bánh tự làm như bánh khoai lang, bí đỏ, bánh cupcake, que xiên trái cây,...

Ngoài ra, các mẹ có thể tự làm bim bim cho trẻ bằng các nguyên liệu sạch và đảm bảo quy trình, hạn chế các tạp chất và chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.

Tóm lại, bim bim là món ăn vặt phổ biến của nhiều trẻ em. Tuy nhiên, bim bim là thực phẩm chiên dầu có chứa nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ ăn quá nhiều bim bim mà không chú ý đến các loại thực phẩm khác sẽ dẫn tới mất cân bằng chế độ dinh dưỡng và giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan