Hen phế quản ở trẻ em

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàn - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở từng cơn. Biểu hiện bằng những cơn khò khè, khó thở, tức ngực và ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn thường xuất hiện về đêm và sáng sớm.

1. Hen phế quản là gì?

Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở từng cơn. Biểu hiện bằng những cơn khò khè, khó thở, tức ngựcho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn thường xuất hiện về đêm và sáng sớm.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ < 5 tuổi và thường hay tái phát các triệu chứng ho khò khè.

2. Biểu hiện của hen phế quản

2.1. Đặc điểm xuất hiện:

  • Khò khè từng cơn, thoáng qua: do virus hoặc thay đổi thời tiết, dị ứng mùa,... không khò khè giữa các đợt, cơn ho khò khè xuất hiện trước 3 tuổi.
  • Khò khè dai dẳng từng cơn, triệu chứng khò khè xuất hiện như trên nhưng kéo dài đến sau 6 tuổi.

2.2. Hen điển hình:

  • Bắt đầu viêm long đường hô hấp trên bằng hắt hơi xổ mũi,...
  • Cơn hen khò khè xuất hiện nửa đêm về sáng, có tiếng rít cò cử.
  • Khám: Nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy.

2.3. Hen không điển hình:

Có viêm long đường hô hấp trên và thờ khò khè, khám phổi có ran rít và ran ngáy.

3. Xét nghiệm

  • Công thức máu thấy tăng bạch cầu ái toan. Trong trường hợp bội nhiễm có tăng số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Chụp phổi thấy ứ khí phổi.

4. Nguyên nhân gây hen phế quản

  • Virus: Là nguyên nhân phổ biến nhất gặp trong 85% các trường hợp cơn hen cấp đó là Rhinovirus, Coronavirus, Influenza virus, virus hợp bào hô hấp RSV.
  • Các nguyên nhân khác gây hen phế quản:
    • Môi trường: Bụi, bọ nhà, phấn hoa, vật nuôi, mốc, khói thuốc lá, than tổ ong,...
    • Thực phẩm như trứng, sữa bò, đậu nành, cá, tôm,...
    • Bệnh khác: Trào ngược dạ dầy thực quản, sốt, mất nước,...
  • Yếu tố gia đình trẻ bị hen: Bố hoặc mẹ có tiền sử hen hoặc dị ứng.

5. Điều trị hen phế quản

  • Cơn hen nhẹ: Khí dung Ventolin 0,05-0,15mg/kg/ nhắc lại sau 30 phút hoặc cho uống thuốc mở phế quản nhóm salbutamon (Ventolin, Solmux Broncho,...), Terbutaline sunphate ( Bricanyl,...) làm sạch mũi, thông thoáng đường thở ( Sterimar, sofmer,...) .
  • Cơn hen vừa: Khí dung kết hợp giữa ventolin làm mở phế quản với thuốc nhóm corticoid dạng phun sương như Fluticason propionate ( Flixotide), Budesonide (Pulmicort, Symbicort,...)
  • Cơn hen nặng: Khí dung và thở oxy , cho kháng sinh nếu có bội nhiễm.
  • Cơn hen ác tính: Phải nằm cấp cứu tại bệnh viện, thở oxy, khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế quản và corticoid, nặng hơn có thể phải đặt nội khí quản và thở máy.

6. Phòng tránh hen phế quản

  • Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hen.
  • Nếu do Virus: cần cách ly trẻ hắt hơi xổ mũi với trẻ khỏe.
  • Nếu do thời tiết, mùa, viêm mũi dị ứng , tiền sử gia đình có bố mẹ bị hen hoặc trẻ bị chàm cần điều trị dự phòng hen.

Điều trị dự phòng hen ở trẻ em theo hướng dẫn của chương trình kiểm soát hen toàn cầu GINA “ Thuốc dạng hít là cơ bản trong điều trị hen cho trẻ em ở tất cả các lứa tuổi”.

  • Thuốc dạng hít : Fluticasone Propionat ( Flixotide), Salmeterol/fluticasone propionat ( Seretide).
  • Thuốc dạng uống: Montelukast Na ( Singulair, Montelukast,...).

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

53.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan