Hồi phục trí nhớ sau chấn thương sọ não cần kiên trì

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Văn Trí - Trưởng Đơn nguyên Phẫu thuật thần kinh chức năng, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Mất trí nhớ tạm thời là một trong các di chứng thường gặp sau chấn thương sọ não. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi trí nhớ của người bệnh. Để hồi phục trí nhớ, bệnh nhân cần kiên trì, bền bỉ và kiên nhẫn tập luyện.

1. Tại sao chấn thương sọ não lại gây suy giảm trí nhớ?

Chấn thương sọ não có chảy máu não là tình trạng nặng. Bệnh nhân được cứu sống nhưng vẫn có nguy cơ gặp nhiều di chứng. Điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương sọ não, có thể xuất hiện sau một thời gian tạm ổn định. Các di chứng nặng nhất phải kể đến là giảm hoặc mất trí nhớ, đau đầu dai dẳng, giảm sút trí tuệ dẫn đến mất ngôn ngữ.

Tình trạng suy giảm chức năng não bộ có rất nhiều biểu hiện như: Rối loạn về vận động, nhận thức, ngôn ngữ, cảm giác,...

2. Các phương pháp giúp hồi phục trí nhớ sau chấn thương sọ não

Mặc dù chấn thương sọ não nguy hiểm và phức tạp nhưng nếu cấp cứu kịp thời, điều trị kiên trì kết hợp với phục hồi chức năng thì di chứng mất trí nhớ tạm thời sau chấn thương sọ não có thể phục hồi. Sau đây là các phương pháp giúp hồi phục trí nhớ sau chấn thương sọ não:

2.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy giảm trí nhớ sau chấn thương sọ não

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện trí nhớ cho người bệnh sau chấn thương sọ não. Việc lựa chọn các chất dinh dưỡng, số lượng và cách thức hấp thụ vào cơ thể người bệnh cần được tư vấn và có chỉ định từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn. Một số chất dinh dưỡng cần được bổ sung trong quá trình phục hồi trí nhớ sau chấn thương sọ não phải kể đến như:

  • Omega 3: Là chất có vai trò quan trọng đối với tế bào não, Omega 3 được tìm thấy nhiều trong dầu cá, cá, quả óc chó, dầu hạt lanh, tảo biển... Bổ sung đầy đủ Omega 3 sẽ có tác dụng bảo vệ dây thần kinh khỏi bị hư hại và giúp phục hồi tốt hơn sau chấn thương.
  • Amino acid: Trong thực đơn cho người bị chấn thương sọ não cần có nhiều thực phẩm giàu protein. Protein được tổng hợp nhờ các amino acid. Các amino acid trong não có liên quan chặt chẽ đối với việc duy trì ổn định chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Nguồn thức ăn có chứa các amino acid là cá, thịt gà nạc, đậu Hà Lan, các loại đậu que, đậu đũa, trứng gà, sữa, táo, thịt lợn, nước cam quýt, cà chua,... Đồng thời, những món ăn cho người bệnh sau chấn thương sọ não cần được chế biến nhỏ, dễ nhai nuốt, thanh đạm phù hợp với bệnh nhân.
  • Vitamin và khoáng chất: Bên cạnh omega 3 và protein, người bệnh cần ăn những loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất.Trong đó có một vài loại dưỡng chất vô cùng quan trọng cho chức năng của não như choline vốn ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các chất dẫn truyền thần kinh. Choline có nhiều ở trứng, đậu phộng (lạc),...

Lưu ý không ăn những loại thức ăn có nhiều chất béo bão hoà, có chứa nhiều sodium (natri), các chất béo hydrogen hóa bởi càng làm tăng tần suất rủi ro bị đột quỵ.

2.2. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ phục hồi chức năng

  • Trường hợp gặp vấn đề về ngôn ngữ và giao tiếp: Trợ giúp bằng cách làm việc với một chuyên gia ngôn ngữ trị liệu về các lĩnh vực được xác định là cần cải thiện sau chấn thương. Bạn cũng có thể sử dụng từ ngữ và giọng điệu nhẹ nhàng, bảo đảm rằng bạn không nói chen ngang với người bệnh. Xác nhận rằng người bệnh đang hiểu những gì bạn đang giao tiếp và không nói quá nhanh hoặc cung cấp quá nhiều thông tin ngay lập tức.
  • Trường hợp học và nhớ thông tin mới: Có thể trợ giúp người bệnh bằng cách khuyến khích một thói quen có cấu trúc công việc và hoạt động hàng ngày. Khuyến khích người bệnh giữ ngăn nắp và có một vị trí nhất định để cất giữ mọi thứ. Khuyến khích sử dụng các công cụ hỗ trợ trí nhớ như lịch, sổ ghi chép, lịch trình hàng ngày, danh sách công việc hàng ngày và thẻ ghi chú. Khuyến khích nghỉ ngơi và cách thức giảm lo âu.

2.3. Thay đổi thói quen giúp hồi phục trí nhớ sau chấn thương sọ não

Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể có nhiều thói quen xấu khiến tình trạng mất trí nhớ tạm thời sau chấn thương sọ não tiến triển nặng nề hơn. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên để đau đầu diễn ra quá lâu. Nếu cơn đau đầu ở mức độ nhẹ, bạn có thể chườm đá lên chỗ đau. Trong trường hợp cơn đau kéo dài, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau như Paracetamol. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc quá nhiều bởi sẽ ảnh hưởng đến thần kinh.
  • Nếu hay buồn nôn, chóng mặt thì nên sử dụng các loại thức ăn nhẹ như trái cây, ngũ cốc hoặc rau quả.
  • Sau khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân nên nghỉ ngơi đến khi cơ thể cảm thấy dần trở lại bình thường, lưu ý tránh các hoạt động mạnh ảnh hưởng đến não bộ. Nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu giảm bớt thì cần liên hệ ngay đến bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý kịp thời.
  • Hạn chế các hoạt động mạnh có nguy cơ gặp phải các chấn thương khác.
  • Trong thời gian điều trị bệnh cũng như sau khi khỏi bệnh, không nên hoặc hạn chế chơi các môn thể thao, nếu chơi thì nên sử dụng bảo hộ.

3. Thảo dược Thạch tùng răng đẩy nhanh quá trình phục hồi trí nhớ sau chấn thương sọ não

Bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ phục hồi chức năng thì người bệnh có thể sử dụng một số thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi trí nhớ sau chấn thương sọ não. Trong đó, sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính thạch tùng răng (chứa hoạt chất “vàng” huperzine A) giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các di chứng não) kết hợp cùng các vị dược liệu quý khác như thiên ma, đinh lăng,... giúp giải quyết được cùng lúc cả ba nguyên nhân sâu xa gây suy giảm chức năng não bộ là: Tăng cường chất dinh dưỡng, cung cấp các vi chất hữu cơ từ thực vật cần thiết cho sự phát triển của tế bào não; tăng cường tuần hoàn máu não, phá tan cục máu đông; tăng cường dẫn truyền thần kinh cho tế bào não bộ. Đặc biệt, khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược rất thân thiện với cơ thể, dễ hấp thụ nên cho hiệu quả cao trong hồi phục trí nhớ sau chấn thương sọ não một cách an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Như vậy, hồi phục trí nhớ sau chấn thương sọ não là một quá trình lâu dài, cần phải có sự kiên trì, tinh thần lạc quan của người bệnh và kết hợp thực hiện các phương pháp điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ đem lại những hiệu quả tích cực.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán chấn thương sọ não

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan