Hướng dẫn người bệnh chuẩn bị phẫu thuật Kỳ 4: Chăm sóc tại nhà

Tài liệu được viết bởi Điều dưỡng Susana Gabriel Garcia – Đơn nguyên Phòng mổ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bác sĩ sẽ lên kế hoạch cho quý khách xuất viện, tính thời gian hồi phục và đưa ra những lời khuyên tới quý khách. Quý khách sẽ được hướng dẫn việc dùng thuốc, lịch khám bác sỹ và các hướng dẫn cá nhân dựa theo loại phẫu thuật mà quý khách đã được thực hiện.

Phần XIII. Những điều gì quý khách cần lưu ý khi ở nhà?

  • Nôn liên tục.
  • Băng gạc ẩm ướt.
  • Sốt 38 độ hoặc cao hơn (100 độ F hoặc cao hơn) trong hơn 24 giờ.
  • Vết thương đỏ, sưng, đau, với dịch vàng hoặc xanh lá cây.
  • Bó bột hoặc băng gạc bị quấn chặt và cứa lưu thông máu dẫn đến kết quả các chi lạnh, tái, hơi xanh, sưng và đau.
  • Bụng cứng và khó đi tiểu.
  • Quý khách đau tăng và sử dụng giảm đau nhưng không có tác dụng.

LƯU Ý: Nếu quý khách có bất kỳ triệu chứng này, phiền quý khách liên hệ ngay bác sỹ. Nếu cần thiết, quý khách có thể đến ngay bệnh viện để được chăm sóc.

Một số khuyến cáo:

Quý khách cần hiểu tầm quan trọng của việc tuân theo và thực hiện theo đúng theo các hướng dẫn của nhân viên y tế tại nhà.

Tại nhà, quý khách không nên khóa cửa phòng vì khi quý khách cảm thấy bất thường thì người trợ giúp sẽ hỗ trợ được quý khách kịp thời.

Khởi động lại việc uống thuốc

Trừ khi có hướng dẫn của bác sĩ, tốt nhất là tránh không uống thuốc có chứa acetylsalicylic axit hoặc ibuprofen trong 24 – 48 giờ đầu sau phẫu thuật để tránh nguy cơ chảy máu

Uống thay thế bằng thuốc có chứa acetaminophen.

Chế độ dinh dưỡng

Nếu quý khách đã có một lần gây mê toàn thân, chúng tôi khuyến cáo quý khách ăn nhẹ trong mấy tiếng đầu sau phẫu thuật để tránh nôn nao. Sau đây là các thực phẩm có thể ăn: nước canh, súp, bánh quy, Jelly,... Sau đó quý khách có thể tăng dần chế độ dinh dưỡng cho đến khi ăn uống lại bình thường.


Giữ nước trong cơ thể

Trừ khi có chỉ định của bác sĩ, hãy uống nhiều nước. Ví dụ, cứ 2 giờ lại uống một ly nước nếu quý khách không quá buồn nôn. Duy trì lượng nước trong cơ thể sẽ thúc đẩy đào thải đường ruột và nước tiểu tốt. Một lý do để duy trì lượng nước là vì một số loại thuốc giảm đau có thể gây táo bón.

Nghỉ ngơi

Để hoàn toàn hồi phục, điều quan trọng là phải nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Quý khách có thể cảm thấy mệt khi quay trở về nhà. Cố gắng luân phiên các gian đoạn nghỉ ngơi và đi lại trong nhà. Tránh đi ra ngoài trong vòng 24 giờ đầu, kể cả khi quý khách thấy khỏe mạnh, nếu quý khách hết hơi thì có thể luyện thở mím môm.

Thở mím môi

  1. Thở vào nhẹ nhàng qua đường mũi.
  2. Mím môi lại
  3. Thở ra từ từ bằng mồm

Hít vào : 1-2 bằng đường mũiThở ra: 1-2-3-4 bằng đường mồm.

Cách chăm sóc và hồi phục sau điều trị nhồi máu não
Người bệnh sẽ được hướng dẫn việc dùng thuốc tại nhà, lịch khám bác sỹ và các hướng dẫn cá nhân dựa theo loại phẫu thuật đã được thực hiện.

Phần XVI: Chăm sóc vết thương

Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ mà quý khách sẽ cần là:

Quý khách cần chuẩn bị băng gạc mới, một cuộn băng dính y tế, kéo sạch, hai bộ găng tay dùng một lần, hai khăn vải mềm sạch, một túi nilon dùng một lần và một thùng đựng rác.

Luôn giữ các dụng cụ này xa vết mổ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.

Thay băng vết mổ

  • Bước 1: Rửa tay với nước và xà phòng, sau đó lau khô tay bằng khăn khô và sạch. Rửa tay là cách bảo vệ tốt nhất khỏi lây lan nhiễm khuẩn.
  • Bước 2: Mở một gói đựng băng gạc mới, để băng gạc trong bọc và cẩn thận không chạm vào nó.
  • Bước 3: Cắt bốn miếng băng dính và dính chúng vào cạnh của bàn. Các mảnh băng dính phải có cùng kích thước với những miếng băng dính cũ
  • Bước 4: Rửa tay lần nữa với nước và xà phòng, sau đó lau khô tay bằng khăn khô và sạch
  • Bước 5: Đi một đôi găng tay mới
  • Bước 6: Một tay giữ nhẹ lên da bên cạnh chỗ dán băng dính cũ. Tay còn lại nhẹ nhàng bóc lớp băng dính cũ hướng về phía vết mổ.
  • Bước 7: sau khi tháo các lớp băng dính, cẩn thận tháo miếng gạc bẩn (Không chạm tay vào phần đã bẩn). Không bóc bất kỳ phần vẩy da nào mà để chúng tự mất đi sau 5-10 ngày. Nếu miếng gạc dính chặt vào vết mổ, không cố bóc nó ra vì có thể gây ra chảy máu và làm chậm quá trình hồi phục. Làm ướt miếng băng gạc với dung dịch muốn Nacl 0.9% đợi 1-2 phút cho đến khi nó tự rơi ra dễ dàng. Kiểm tra miếng gạc cũ sau khi tháo nó ra: Nếu vết mổ có mùi kèm theo có dịch màu vàng hoặc xanh lá, quý khách cần gọi ngay cho nhân viên y tế.
  • Bước 8: Tháo bỏ găng tay và vứt vào túi nilon đựng đồ dùng một lần; Sau đó vứt chúng vào thùng rác.
  • Bước 9: Rửa tay lần nữa với nước và xà phòng rồi lau khô tay bằng khăn lau sạch và khổ.

Chăm sóc vết mổ

Lưu ý: Chỉ được làm sạch vết mổ nếu nhân viên chăm sóc y tế nói quý khách cần làm vậy

Bước 1: Rửa tay lần nữa với nước và xà phòng, sau đó lau khô tay bằng khăn khô và sạch

Bước 2: Đi một đôi găng tay mới (găng dùng một lần)

Bước 3: Luôn sử dụng gạc sạch, nước ấm, và nếu nhân viên y tế nói quý khách có thể sử dụng lượng nhỏ xà phòng tiệt khuẩn để nhẹ nhàng loại bỏ các chất liệu khô bám xung quanh vết mổ. Sử dụng các phần của miếng gạc để làm sạch từ vùng gần vết mổ nhất, sau đó lau ra ngoài và xa vết mổ. Sẽ thay miếng gạc khác khi nó bẩn.

Không được gãi hoặc bóc bất kỳ miếng vẩy nào, vẩy da bảo vệ vết mổ trong quá trình nó hồi phục và nó sẽ tự mất.

Trừ khi có lời khuyên của bác sỹ, tuyệt đối không rửa vết mổ bằng cồn, iot hoặc chất peroxide.

Bước 4: Giữ cho vết mổ được khô, khi vết mổ khô thì kiểm tra các: Tuột chỉ, phần cạnh vết mổ bị hở, chảy máu, đỏ, tăng nhiệt độ da, sưng, có mùi, có màu dịch trắng, vàng hoặc xanh lá cây

Bước 5: Tháo bỏ găng tay và vứt vào túi nilon đựng đồ dùng một lần; Sau đó vứt chúng vào thùng rác.

Sử dụng băng quấn mới

Bước 1: Rửa tay lần nữa với nước và xà phòng, sau đó lau khô tay bằng khăn khô và sạch

Bước 2: Đi một đôi găng tay mới (Găng dùng một lần)

Bước 3: Cầm 1 góc gạc, không chạm vào cạnh của gạc, cẩn thận đặt gạc lên vết mổ. Quý khách có thể cần hơn một miếng gạc nếu dịch vẫn chảy từ vết mổ.

Bước 4: Một tay giữ miếng gạc, tay còn lại dán băng dính cố định miếng gạc, cần đảm bảo rằng bốn cạnh sẽ được dính chặt không bị hở.

Nếu da quý khách đỏ từ băng dính cũ, sẽ dán băng dính lên vùng da khác với vùng đã được dán trước.

Nếu da quý khách sưng lên và có mụn nước thì quý khách cần liên hệ ngay với nhân viên y tế, quý khác có thể đã bị dị ứng với băng dính và cần một loại băng dính khác.

Bước 5: Tháo bỏ găng tay và vứt vào túi nilon đựng đồ dùng một lần; Sau đó vứt chúng vào thùng rác.

Bước 6: Rửa tay lần nữa với nước và xà phòng rồi lau khô tay bằng khăn lau sạch và khô.

thay băng
Nếu khi thay băng phát hiện da người bệnh sưng lên và có mụn nước cần liên hệ ngay với nhân viên y tế

Chúng tôi mong rằng thông tin trong bản hướng dẫn “Chuẩn bị cho phẫu thuật” có thể giúp quý khách chuẩn bị tâm lý cũng như thể chất tốt nhất để đáp ứng được cuộc phẫu thuật.

Vì mong muốn của mỗi người là khác nhau nên chúng tôi rất mong quý khách khi có bất kỳ thắc mắc nào xin hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để được tư vấn đầy đủ các thông tin.

Chúng tôi chúc quý khách sớm bình phục!

Mọi thông tin xin liên hệ Hotline các bệnh viện:

  1. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City: (+84) 2439743556
  2. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Central Park: (+84) 2836221166 hoặc (+84) 2836221188
  3. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng: (+84) 2363711111
  4. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Nha Trang: (+84) 2583900168
  5. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Hải Phòng (+84) 2257309888
  6. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Hạ Long: (+84) 2033828188
  7. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Phú Quốc : (+84) 297398558

Mời quý khách theo dõi các phần của Tài liệu Hướng dẫn người bệnh chuẩn bị phẫu thuật:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan