Lý do khiến viêm mũi dị ứng thường xảy ra lúc chuyển mùa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng Đơn nguyên Hô hấp - Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, lúc chuyển mùa. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, song lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Cùng tìm hiểu xem đâu là lý do khiến viêm mũi dị ứng thường xảy ra lúc chuyển mùa, các biểu hiện và cách phòng tránh bệnh.

1. Viêm mũi dị ứng là gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi phản ứng khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên đường hô hấp gây nên các triệu chứng đặc trưng như là: Ngạt mũi, ngứa mũi, hắt hơi và chảy nước mũi.

2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các vật lạ được gọi là kháng nguyên hay dị nguyên với cơ thể. Một số dị nguyên thường gây bệnh như là:

  • Bụi.
  • Phấn hoa.
  • Hóa chất.
  • Bông, vải, sợi.
  • Lông chó, mèo.
  • Ký sinh trùng: Bào tử nấm mốc, chét, mạt, mò,...
  • Khói: Khói bếp, khói thuốc, khói nhà máy,....
  • Một số dược phẩm.
  • Do thời tiết: Mưa nắng thất thường, ẩm ướt, nóng lạnh đột ngột,...

Các tác nhân này đều phổ biến ở nước ta, và chúng đóng vai trò là các kháng nguyên, khi gặp kháng thể tương ứng trong cơ thể, lập tức sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng, đó là phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhầy niêm mạc của đường hô hấp trên (mũi, họng, xoang,...) gây ra hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc với các biểu hiện như là ngứa mũi, hắt hơi, ngạt mũi và chảy nước mũi.

Khi chuyển mùa hay khi thời tiết thay đổi liên quan đến thay đổi nồng độ các loại phấn hoa cùng với đó thời tiết nóng ẩm cũng là môi trường thuận lợi cho bào tử nấm mốc và các loại ký sinh trùng phát triển gây bệnh. Đây chính là lý do khiến viêm mũi dị ứng thường xảy ra lúc chuyển mùa.

Ngoài ra cơ địa dị ứng có liên quan mật thiết với bệnh viêm mũi dị ứng, bởi vì những người có cơ địa dị ứng (bị mề đay mạn tính, eczema, hen suyễn,...) có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Ngoài con đường chính là theo đường hô hấp, các dị nguyên, tác nhân gây bệnh còn có thể xâm nhập vào trong cơ thể qua da hay qua đường ăn uống (một số loại thực phẩm tôm, cua, ốc,...).

viêm mũi dị ứng
Môi trường, thời tiết thay đối có thể gây viêm mũi dị ứng

3. Các biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại đó là:

Viêm mũi dị ứng theo mùa: Thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh, hay đầu mùa nóng, hoặc mưa nắng thất thường, nóng ẩm. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sau:

  • Bệnh nhân cảm thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, ngứa mũi.
  • Bệnh nhân có thể thấy cay mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt.
  • Tiếp theo bệnh nhân sẽ bị chảy nhiều nước mũi trong như nước lã.
  • Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu, họng.
  • Các triệu chứng xuất hiện thành nhiều cơn vào ban ngày, đặc biệt vào buổi sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, đến tối lại dịu đi. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần.

Viêm mũi dị ứng không theo mùa: Bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc vào thời tiết. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện giống như viêm mũi dị ứng có chu kỳ, song vẫn có một vài điểm khác biệt sau:

  • Cơn viêm không kịch phát, bệnh nhân chỉ hắt hơi vài lần một lúc, xảy ra vài ba lần trong ngày.
  • Tình trạng nghẹt mũi tăng và thời gian kéo dài hơn giữa 2 con hắt hơi.

4. Phòng và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Khi có các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, bệnh nhân cần được khám và điều trị sớm, ngay từ đầu. Cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Các biện pháp phòng bệnh:

  • Những người bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó mèo trong nhà.
  • Tiến hành vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế,... để hạn chế ký sinh trùng (mò, mạt) tồn tại và phát triển.
  • Cần giữ cho nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ và tránh ẩm ướt nhằm hạn chế nấm mốc phát triển.
  • Bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ.
  • Bệnh nhân cũng cần tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi bằng cách đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và khi đi ra đường.
  • Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, áp thấp nhiệt đới, bão lụt,... những người có cơ địa dị ứng cần phải giữ ấm cho cơ thể: mặc đủ ấm, quàng khăn giữ ấm cổ, tắm nước nóng,...

Như vậy thời điểm lúc chuyển mùa cũng là một nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng, do thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng như nấm mốc phát triển gây bệnh. Do vậy những người có cơ địa dị ứng cần có biện pháp phòng tránh thích hợp khi thời tiết thay đổi. Khi đã có các triệu chứng của bệnh cần đi khám và điều trị sớm, tránh dễ dẫn đến các biến chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

105.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc Accolate
    Thuốc Accolate: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Accolate là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh hen suyễn mãn tính ở người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Đây là một loại thuốc thuộc nhóm ...

    Đọc thêm
  • Viêm mũi dị ứng
    Viêm mũi dị ứng là gì?

    Viêm mũi dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể nhằm đáp ứng lại các chất đặc hiệu gọi là dị nguyên. Ví dụ về dị nguyên thường gặp là phấn hoa, lông vật nuôi trong ...

    Đọc thêm
  • Combiwave B 200
    Công dụng thuốc Combiwave B 200

    Thuốc Combiwave B200 được sử dụng trong hỗ trợ điều trị dự phòng cơn hen. Vậy cần sử dụng thuốc như thế nào cho đúng cách? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Tiphallerdin
    Công dụng thuốc Tiphallerdin

    Thuốc Tiphallerdin có thành phần hoạt chất chính là Loratadin, thường được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mày đay, các rối loạn dị ứng da, ...

    Đọc thêm
  • Mekolasmin
    Công dụng thuốc Mekolasmin

    Mekolasmin thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Thành phần chính của thuốc Mekolasmin là Betamethasone dexchlorpheniramine maleate, được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, hen phế ...

    Đọc thêm