Mất răng số 6, mất răng hàm lâu năm có thể cấy ghép implant không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt - Bác sĩ Răng - Hàm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Mất răng hàm lâu năm gây nhiều hậu quả nhưng lại không được nhiều người quan tâm, bởi răng hàm ít ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Tuy nhiên, mất răng hàm lâu năm không những ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn khiến lão hóa gương mặt. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

1. Răng hàm nằm ở vị trí nào, có vai trò gì?

Người trưởng thành có hai hàm răng với tất cả 32 chiếc răng, trong đó gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ (các răng số 4, răng số 5), và 12 răng hàm lớn (các răng số 6, răng số 7, và số 8 - răng khôn). Răng hàm là những răng lớn nhất, có mặt nhai rộng và to, bề mặt răng có gờ rãnh, chân răng có 2, 3 hoặc 4 chân răng.

Chức năng của răng hàm rất quan trọng, đó là nghiền nát và nhai nhuyễn thức ăn trước khi nuốt. Bên cạnh đó, răng hàm còn giúp khuôn mặt cân đối và hoàn chỉnh bộ nhai.

mất răng hàm lâu năm
Cấu tạo hai hàm răng

2. Tác hại của việc mất răng hàm là gì?

Mất răng hàm, đặc biệt là mất răng hàm lâu năm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Làm yếu các răng xung quanh: Mất răng số 6 lâu năm khiến lực nhai tác động không đều vào các răng còn lại, làm các răng xung quanh yếu dần đi và dễ mắc các bệnh lý như lệch khớp cắn, đau mỏi hàm, sâu răng,...
  • Mất ổn định giữa các răng: Mất nhiều răng hàm cùng sự tiêu xương hàm sẽ khiến các răng xung quanh mất lực nâng đỡ, bị xô nghiêng về phía khoảng trống mất răng, còn những răng đối diện với răng bị mất có xu hướng thòng xuống.
  • Viêm nhiễm răng miệng: Mất nhiều răng hàm lâu năm không chữa trị triệt để sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm ở nướu và tuỷ răng, dẫn tới cảm giác đau nhức âm ỉ trong vòm miệng, nướu sưng tấy thường xuyên, dễ chảy máu khi có các tác động như đánh răng, xỉa răng,...
  • Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá: Đảm nhiệm chức năng nghiền nát và nhai nhuyễn, mất nhiều răng hàm ảnh hưởng lớn đến sự nhai nghiền thức ăn, dẫn tới thức ăn không được nghiền đủ nhỏ, làm hệ tiêu hoá phải hoạt động nhiều hơn, lâu ngày có thể bị tổn hại.
  • Tiêu xương hàm: Vùng xương hàm ở khoảng trống mất răng không phải chịu tác động của lực nhai từ chân răng trong thời gian dài sẽ bị tiêu đi, kèm theo tình trạng tụt nướu.
  • Lão hoá sớm: Tiêu xương hàm làm vùng má ở vị trí răng mất hóp vào, khiến da nhăn nheo, chảy xệ, làm khuôn mặt mất cân đối, biến dạng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

41.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan