Các vấn đề sức khỏe bé thường gặp trong 2-6 tháng đầu tiên sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, cơ thể bé đang dần phát triển hoàn thiện hơn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Đây cũng là lúc bé bắt đầu thích thú với việc khám phá thế giới xung quanh. Điều này đã vô tình làm tăng nguy cơ gây thương tích ở bé, do đó cha mẹ nên đặc biệt lưu ý khi chăm sóc bé ở độ tuổi này.

1. Sự phát triển của trẻ 2-6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, cơ thể của bé đang dần phát triển ngày một hoàn thiện hơn. Bé đã bắt đầu giao tiếp với mọi người xung quanh nhiều hơn bằng những nụ cười hay tiếng bập bẹ. Ngoài ra, trẻ nhỏ ở giai đoạn 2-6 tháng tuổi cũng đã biết tự xoa dịu bản thân. Tuy nhiên, lúc này bé vẫn rất cần đến sự chăm sóc nhẹ nhàng và kiên nhẫn từ cha mẹ.

Chăm sóc về nhu cầu thể chất và tạo cảm giác an toàn cho bé là rất quan trọng trong quãng thời gian này. Bạn nên sẵn sàng chăm sóc và an ủi bé mỗi khi chúng cần, vì điều này sẽ tạo nên một sợi dây gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa bạn và bé.

Ngoài ra, trẻ 2-6 tháng tuổi cũng đang dần phát triển về mọi mặt, bao gồm thể chất, cảm xúc, xã hội và nhận thức. Cụ thể là:

Thể chất:

  • Giữ đầu ổn định hơn, biết quay đầu về hướng gây chú ý
  • Biết ra tín hiệu khi đói hoặc buồn ngủ
  • Biết với và giữ đồ chơi trong giây lát
  • Bắt đầu theo dõi các vật chuyển động bằng mắt
  • Đưa tay lên miệng sau 4 tháng
  • Đẩy khuỷu tay lên khi nằm sấp

Cảm xúc:

  • Khóc theo những cách khác nhau để báo hiệu mong muốn của trẻ
  • Bắt đầu ít quấy khóc hơn khi bé được 3 tháng rưỡi
  • Bắt đầu học cách tự làm dịu bản thân

Xã hội:

  • Thích nghe nói chuyện, hát hoặc chơi với trẻ
  • Mỉm cười với những người xung quanh, đặc biệt là khi bạn cười với trẻ
  • Học theo một số biểu cảm trên khuôn mặt

Nhận thức (suy nghĩ và giao tiếp):

  • Biết thể hiện cảm xúc buồn, vui
  • Bắt đầu học theo một số âm thanh mà trẻ đã nghe thấy
  • Khám phá mọi thứ mới lạ bằng cách nhìn xung quanh
  • Biết quay đầu về phía phát ra âm thanh
  • Bắt đầu nhận ra được người hoặc vật quen thuộc ở phía xa
  • Phấn khích khi nhìn thấy thức ăn

Nhìn chung, tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ được kết nối với nhau, trong đó sự phát triển của một lĩnh vực có thể ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực còn lại. Sự phát triển của trẻ được hướng dẫn bởi não bộ.

Trong giai đoạn này, sự kết nối trong não bộ tiếp tục được hình thành và trở nên mạnh mẽ hơn thông qua những trải nghiệm hàng ngày của trẻ. Do đó, cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc và chơi cùng trẻ. Khi hiểu được bé muốn gì, cần gì, việc chăm sóc trẻ sẽ trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn.

Trẻ 5 tháng tuổi
Trẻ thường quấy khóc nhiều nhất vào khoảng 2 tháng tuổi và sau đó giảm dần

2. Chăm sóc hàng ngày và phòng chống thương tích cho trẻ 2-6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ đang thay đổi một cách nhanh chóng, vì vậy cha mẹ cũng cần phải liên tục thay đổi sự chăm sóc của mình dành cho trẻ mỗi ngày. Mặt khác, nguy cơ chấn thương cũng tăng lên đáng kể khi trẻ lớn lên và phát triển.

2.1. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

Thông thường, trẻ sẽ phát ra những tín hiệu khi chúng cảm thấy đói hoặc buồn ngủ. Khi trẻ bước sang giai đoạn từ 2-6 tháng tuổi, chúng sẽ sớm phát triển các kiểu ngủ và hình thức ăn của riêng mình. Bạn không cần phải đánh thức trẻ dậy để ăn, miễn là trẻ luôn khỏe mạnh, tăng cân và phát triển đầy đủ.

Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của trẻ bao gồm:

  • 3-4 giờ một lần, đôi khi chỉ khoảng 2 giờ một lần
  • Ngủ tổng cộng 14-17 giờ một ngày trong 3 tháng đầu, sau đó giảm dần xuống 12-16 giờ đối với trẻ từ 4-12 tháng tuổi

Các kiểu ngủ của trẻ vẫn giữ nguyên cho đến khi chúng khoảng 5-6 tháng tuổi. Một số trẻ có thể bắt đầu ngủ lâu hơn vào ban đêm khi chúng được 3 tháng tuổi. Bằng cách thấu hiểu và phản ứng với các tín hiệu hay kiểu thức dậy hoặc ngủ của trẻ, bạn có thể giúp chúng hình thành được thói quen ngủ tốt từ sớm.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện theo tất cả các khuyến nghị cho giấc ngủ an toàn của trẻ cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Điều này sẽ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ SIDS và ngăn ngừa những thương tích hoặc tử vong đáng tiếc liên quan đến giấc ngủ ở trẻ sơ sinh.

Bạn nên dừng việc quấn tã cho trẻ trong các trường hợp sau:

  • Trẻ không còn cần đến quấn tã để giải quyết hoặc làm dịu chúng
  • Trẻ đã biết lật mình
  • Xé tã lót (thường ở trẻ từ 2-3 tháng tuổi)

2.2. Trẻ quấy khóc

Trẻ thường quấy khóc nhiều nhất vào khoảng 2 tháng tuổi và sau đó giảm dần. Giữa 2-4 tháng tuổi, tiếng khóc của trẻ sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu của chúng.

Trong một số trường hợp, trẻ vẫn quấy khóc ngay cả khi được dỗ dành. Lúc này, bạn cần dành một chút thời gian để bình tĩnh lại, sau đó hãy tiếp tục cố gắng làm dịu trẻ.

Tình trạng quấy khóc do đầy hơi bụng của trẻ sau sinh (Colic)
Trẻ thường quấy khóc nhiều nhất vào khoảng 2 tháng tuổi và sau đó giảm dần

2.3. Trẻ mọc răng

Răng của bé thường bắt đầu mọc vào khoảng 6 - 8 tháng tuổi, mặc dù một số bé có thể mọc răng đầu tiên sớm hơn hoặc muộn hơn. Nhìn chung, mọc răng sẽ khiến cho bé cảm thấy khá khó chịu và cần rất nhiều tình yêu thương cũng như sự an ủi từ cha mẹ.

Điều quan trọng là bạn cần chú ý vệ sinh nướu sạch sẽ cho trẻ một cách thường xuyên, ngay cả trước khi trẻ bắt đầu mọc răng. Bạn có thể làm sạch nướu của bé bằng khăn mềm sạch vào buổi sáng và tối. Cho đến khi răng đã mọc lên, hãy chải răng cho bé 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là khi đi ngủ. Bạn nên lựa chọn loại bàn chải đánh răng nhỏ, có lông mềm và kem đánh răng nguồn gốc thiên nhiên để ngăn ngừa tình trạng sâu răng cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, bạn cũng không nên cho bé sử dụng bất kỳ sản phẩm hổ trợ răng miệng nào mà không được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

2.4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ

Trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ nên được đưa đi thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm theo dõi và hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Bạn cần theo dõi sức khỏe của trẻ chặt chẽ hơn để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh, chẳng hạn như sốt, nôn mửa, tiêu chảy, mất nước, phát ban, ho và nhiễm trùng tai. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có thân nhiệt dưới 36,5 ° C (97,8 ° F) hoặc cao hơn 37,5 ° C (99,5 ° F), hãy cho trẻ đến cơ sở y tế sớm để được khám chẩn đoán và điều trị kịp thời.

trẻ đi khám
Trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ nên được đưa đi thăm khám sức khỏe định kỳ

2.5. Ngăn ngừa thương tích cho trẻ

Nguy cơ chấn thương sẽ tăng lên khi trẻ bắt đầu phát triển. Đặc biệt, các bé từ 2-6 tháng tuổi đã bắt đầu biết lăn lộn, ngồi dậy và khám phá mọi thứ xung quanh. Dưới đây là một số lĩnh vực mà bạn cần chú ý đến để ngăn ngừa trẻ không bị chấn thương ở trong giai đoạn đang phát triển:

  • Ngã
  • Bỏng
  • Đảm bảo an toàn khi ngủ
  • An toàn về nước
  • Nghẹt thở và ngộ độc
  • Ghế đồ chơi

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthyparentshealthychildren.ca

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan