Huấn luyện giấc ngủ cho bé

Huấn luyện giấc ngủ cho con là một trong những điều cần thiết để giúp trẻ tự tin và trở nên độc lập hơn ngay từ khi còn nhỏ. Có nhiều phương pháp khác nhau giúp rèn luyện trẻ tự đi ngủ, chẳng hạn như phương pháp No Tears, CIO, Ferber, hoặc Fading. Đặc biệt, đối với phương pháp Fading có thể giúp cha mẹ bớt mệt mỏi hơn và có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn trong giai đoạn chăm sóc con nhỏ.

1. Phương pháp luyện ngủ Fading là gì?

Phương pháp luyện ngủ Fading, hay còn được gọi là “Camping Out”, là một phiên bản nhẹ nhàng hơn của phương pháp Để trẻ khóc (Cry It Out – CIO). Thông thường, CIO là phương pháp huấn luyện giấc ngủ bằng cách để trẻ khóc trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh cách rèn luyện giấc ngủ của trẻ bằng CIO, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một phương pháp khác, có tên là “Không nước mắt” (No Tears). Tuy nhiên, nếu cả hai biện pháp huấn luyện này không đủ để trẻ tự ngủ, bạn có thể cân nhắc áp dụng phương pháp Fading.

Trong phương pháp rèn luyện giấc ngủ Fading, vai trò của cha mẹ trong việc giúp con đi vào giấc ngủ sẽ giảm bớt đi, thay vào đó sẽ dành cho con khoảng thời gian để trẻ tìm ra cách tự xoa dịu bản thân và sau đó chìm vào giấc ngủ mà không cần đến sự hỗ trợ từ bố mẹ.

Phương pháp Fading có thể áp dụng đối với trẻ 5 tháng tuổi, và những kỹ thuật này cũng có thể hiệu quả cho trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo. Khi sử dụng phương pháp Fading sẽ giúp nhiều bậc cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời giảm bớt áp lực khi nuôi con.

2. Phương pháp Fading được thực hiện như thế nào?

Trẻ thiếu vitamin D thường quấy khóc nhiều
Trong trường hợp trẻ quấy khóc bạn hãy vỗ về nhẹ nhàng để trấn an con

Trong phương pháp Fading thường có 2 cách tiếp cận chính, bao gồm bố mẹ ở cùng phòng với trẻ và kiểm tra trẻ thường xuyên. Nhìn chung, cả 2 cách tiếp cận này đều hướng đến việc đặt trẻ đi ngủ trong tình trạng trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức, bên cạnh đó trấn an trẻ bằng sự hiện diện của bố hoặc mẹ.

Để rèn con tự ngủ theo phương pháp Fading, bạn có thể ngồi vào ghế bên cạnh nôi đặt con nằm ngủ và đợi cho đến khi con chìm vào giấc ngủ say. Trong trường hợp trẻ quấy khóc, bạn hãy vỗ về nhẹ nhàng để trấn an con. Cứ như thế sau khoảng vài đêm, bạn di chuyển cự ly ngồi gần con ra xa hơn một chút, nhưng vẫn đảm bảo bạn xuất hiện trong tầm nhìn của trẻ, chẳng hạn như cách khoảng nửa phòng, ở ngưỡng cửa hoặc ngay bên ngoài cửa. Sau khoảng 2 tuần, bạn đã có thể rời khỏi phòng ngay sau khi đặt bé ngủ.

Đối với cách tiếp cận thứ 2 là kiểm tra trẻ thường xuyên trong phương pháp Fading. Bố mẹ hãy đặt trẻ vào giường và sau đó rời khỏi phòng. Tiếp theo, để trẻ ở một mình trong khoảng thời gian ngắn (chỉ tầm 5 phút) và quay lại để trấn an nếu trẻ quấy khóc. Một số chuyên gia cho rằng bạn nên trấn an trẻ bằng cách vỗ về, trong khi một số người khác lại khuyên rằng chỉ nên trấn an trẻ bằng lời nói, ví dụ như nói cho con biết đã đến giờ đi ngủ, hoặc nói yêu con và sau đó rời khỏi phòng để trẻ tự ngủ.

Bạn nên lặp đi lặp lại quá trình này cho đến khi trẻ thực sự ngủ sâu giấc. Điều này sẽ tạo thói quen tự ngủ cho trẻ một cách dễ dàng hơn sau vài đêm áp dụng Fading. Phương pháp này cũng khác so với phương pháp Ferber – một cách rèn luyện giấc ngủ khác cho trẻ, vì thời gian rời phòng trong Fading chỉ kéo dài tối đa 5 phút giữa các lần chứ không phải lần sau lâu hơn lần trước.

3. Những lợi ích mang lại từ phương pháp Fading

tuyệt đối không được để trẻ sơ sinh tự ngủ một mình trên giường của người lớn để tránh những rủi ro
Tuyệt đối không được để trẻ sơ sinh tự ngủ một mình trên giường của người lớn để tránh những rủi ro

Phương pháp huấn luyện giấc ngủ Fading giúp trẻ hình thành khả năng tự xoa dịu bản thân, đây là một kỹ năng thiết yếu mà hầu hết mọi trẻ em đều cần phải nắm vững trên hành trình tìm thấy sự độc lập của chính mình, tương tự như việc tập đi. Việc đung đưa nôi hay võng cho con ngủ là một điều tuyệt vời từ cha mẹ, tuy nhiên nó vô tình làm cho trẻ phụ thuộc và dựa dẫm vào sự dỗ dành của bạn mỗi khi bị thức giấc vào ban đêm.

Với phương pháp Fading sẽ giúp cha mẹ tìm ra sự cân bằng trong việc hỗ trợ con ngủ. Bên cạnh đó, nó cũng thúc đẩy sự gắn bó giữa bạn và con, từ đó khích lệ trẻ tự tin vào kỹ năng của chính mình và trở nên độc lập hơn ngay từ khi còn nhỏ.

Ngay cả những gia đình ngủ chung phòng với con cũng có thể sử dụng phương pháp Fading, đặc biệt là trong những giờ ngủ trưa và trước khi cha mẹ chuyển con từ ngủ nôi sang ngủ giường vào mỗi đêm. Bạn tuyệt đối không được để trẻ sơ sinh tự ngủ một mình trên giường của người lớn để tránh những rủi ro không đáng có. Chiến lược này cũng giúp cho trẻ ngủ ngon và sâu hơn, giảm bớt các cơn quấy khóc, đồng thời giúp cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

4. Phương pháp Fading có thực sự hiệu quả không?

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh bị mất ngủ thường xuyên
Phương pháp Fading giúp trẻ ngủ ngon hơn và làm giảm tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh cho người mẹ

Một số cha mẹ sau khi áp dụng phương pháp Fading đã nhận thấy hiệu quả cải thiện của nó trong vòng vài ngày, hoặc chỉ sau 2 tuần. Một vài cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng phương pháp Fading giúp trẻ ngủ ngon hơn và làm giảm tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh cho người mẹ.

Tuy nhiên, thực tế không có bất kỳ một kỹ thuật duy nhất nào là phù hợp với mọi đứa trẻ. Do đó, bạn nên thử nghiệm nhiều phương pháp huấn luyện giấc ngủ khác nhau để tìm ra cách phù hợp nhất đối với gia đình mình.

5. Một số mẹo giúp tận dụng tối đa phương pháp Fading

Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp các bậc cha mẹ tận dụng hiệu quả nhất phương pháp huấn luyện giấc ngủ Fading, bao gồm:

  • Chọn khung giờ đi ngủ phù hợp với trẻ: Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên các bậc cha mẹ nên chọn thời gian đi ngủ cho trẻ là từ 7-8 giờ tối. Đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không cảm thấy quá mệt mỏi.
  • Cố định lịch trình mỗi ngày của trẻ: Bạn không nên thay đổi lịch trình cố định thường ngày của trẻ, chẳng hạn như tắm cho con bằng nước ấm, hát ru trước khi con ngủ, hoặc đọc truyện cho bé nghe.
Trẻ quấy khóc ban đêm
Không nên hỗ trợ trẻ quá nhiều có thể giúp các bậc cha mẹ tận dụng hiệu quả nhất phương pháp huấn luyện giấc ngủ Fading

  • Không nên hỗ trợ trẻ quá nhiều: Bạn nên dành cho trẻ không gian riêng để tự con làm dịu bản thân bằng cách hạn chế vỗ về hoặc dỗ dành khi thấy con quấy khóc. Nếu trẻ thức giấc vào ban đêm, bạn hãy hít một hơi thật sâu và dừng lại vài phút để xem liệu con có thực sự cần đến sự giúp đỡ của mình hay không.
  • Không vội lo lắng khi thấy trẻ khóc: Trẻ sơ sinh thường không thích những sự thay đổi, vì vậy khi trẻ khóc sẽ là một cách để báo hiệu cho bố mẹ biết về sự không thoải mái của mình. Lúc này, bạn có thể để con tập thích nghi dần với những thói quen mới, từ đó các cơn quấy khóc của trẻ cũng sẽ giảm bớt đi và không kéo dài quá lâu như trước.
  • Cho trẻ cầm món đồ mềm mại khi đi ngủ: Khi trẻ được khoảng một tuổi và nguy cơ SIDS cũng đã giảm xuống, bạn có thể cho bé cầm những món đồ mềm mại chẳng hạn như thú nhồi bông trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Tìm đến sự hỗ trợ của các thành viên khác: Việc phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình khi thực hiện phương pháp Fading sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian hơn để con bạn học được cách tự đi ngủ vào ban đêm. Sự phối hợp này cần được thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán giữa các thành viên trong gia đình với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất có thể.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan