Làm bạn, tâm sự với con khi dậy thì

Tuổi dậy thì là một giai đoạn nhạy cảm. Ở giai đoạn này, trẻ rất cần sự quan tâm chia sẻ từ phía người thân, nhất là bố mẹ. Tâm sự với con khi dậy thì không phải việc dễ dàng mà bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng có thể làm được. Làm bạn, tâm sự với con khi dậy thì đòi hỏi bố mẹ cũng cần có kỹ năng và kiên trì thực hiện.

1. Những khó khăn của bố mẹ khi tìm hiểu tâm sự tuổi dậy thì của con trẻ

Có thể nói, tuổi dậy thì là một giai đoạn khó khăn của mỗi người. Bước vào tuổi dậy thì, ai cũng phải trải qua một loạt những thay đổi cả về thể chất lẫn tâm sinh lý. Khủng hoảng tâm lý xảy ra ở rất nhiều bạn trẻ kéo theo những rối loạn hành vi, không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình bạn bè.

Sự thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì rất phức tạp, không phải ông bố bà mẹ nào cũng đủ kiên nhẫn để thấu hiểu và lắng nghe con.

Những khó khăn của bố mẹ trong việc tâm sự, tiếp xúc và giáo dục con cái ở tuổi dậy thì:

  • Ở tuổi dậy thì, đa số các trẻ đều nghĩ rằng bản thân đã trưởng thành nên rất muốn sống và thể hiện như người lớn. Chúng có quan điểm cá nhân riêng, có cách nghĩ riêng và những mong muốn riêng. Trẻ muốn tự quyết định mọi thứ cho cuộc sống của mình, muốn thể hiện bản lĩnh nên đôi khi sẽ không nghe lời bố mẹ. Sự cáu gắt của bố mẹ trong những lúc như vậy sẽ vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa bố mẹ với con cái.
  • Một khó khăn mà hầu như gia đình nào cũng gặp phải, đó là cân đối giữa công việc, gia đình với con cái. Có rất nhiều ông bố bà mẹ mải mê kiếm tiền, loay hoay với công việc, không có thời gian cho con cái. Có một số phụ huynh cho rằng, chỉ cần vững chắc về kinh tế, chu cấp cho con cái đầy đủ những thứ con cần thì con sẽ lớn lên khỏe mạnh, vui vẻ. Họ thậm chí không có thời gian để trò chuyện với con trẻ, không quan tâm chia sẻ, không biết trẻ đang trải qua những gì, thậm chí không biết con mình đang ở trạng thái khủng hoảng tâm lý đến mức nào.
  • Bất đồng quan điểm giữa 2 thế hệ. Hầu hết bố mẹ đều cho rằng mình đã trải qua giai đoạn tuổi dậy thì nên mình hiểu hết tất cả những suy nghĩ của bọn trẻ và những suy nghĩ khác đi của trẻ là do chúng chưa có kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Cùng một sự việc nhưng ở những thời điểm khác nhau, môi trường khác nhau, thời đại cũng khác nhau thì suy nghĩ, cách thể hiện hay diễn biến câu chuyện cũng sẽ khác nhau. Hiểu đơn giản như ở những năm 2000, có một chiếc xe đạp để đi học là tốt lắm rồi. Nhưng ở hiện tại, đi học phải có xe đạp điện hoặc xe máy mới là ổn.

Chính vì vậy, để có thể tâm sự với con khi dậy thì việc để trẻ và gia đình hiểu nhau hơn là cần thiết. Cha mẹ hãy dành thêm thời gian cho con, cùng con tâm sự, chuyện trò, cùng con chia sẻ những thay đổi tâm sinh lý trong tuổi dậy thì.

Xem ngay: Tuổi dậy thì dễ mắc hội chứng tâm lý vì sao?

2. Bố mẹ làm gì để tâm sự với con khi dậy thì?

Sự xung đột giữa bố mẹ với con cái xảy ra rất nhiều khi trẻ bước vào tuổi dậy thì. Nguyên nhân chủ yếu do bố mẹ chưa hiểu hết những suy nghĩ, mong muốn của con cái. Đôi khi bố mẹ cũng chưa thật sự khéo léo trong việc giao tiếp, giáo dục con trẻ. Để làm bạn, tâm sự tuổi dậy thì với con thì bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Việc đầu tiên cần làm là bố mẹ hãy dành thời gian cho con. Mỗi ngày bớt chút công việc lại, có một khoảng thời gian dành riêng cho con trẻ. Cha mẹ có thể cùng chơi, cùng xem và cùng học với trẻ. Điều này giúp rút ngắn khoảng cách giữa bố mẹ với con, cho trẻ niềm vui, tạo sự tin tưởng yên tâm của trẻ với bố mẹ.
  • Để dạy con đúng cách, tâm sự được với con, bản thân bố mẹ cũng phải thống nhất trong ứng xử giao tiếp và phương pháp giáo dục con. Đôi khi, mâu thuẫn xảy ra do chính bố mẹ do không đồng tình với cách giáo dục con trẻ của đối phương.
  • Luôn quan sát mọi cử chỉ hành động, quan sát những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ để có thể đánh giá, hiểu quá trình phát triển của trẻ, kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực ở trẻ.
  • Bố mẹ hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức liên quan đến tuổi dậy thì của con. Từ sự thay đổi trong tâm sinh lý tuổi dậy thì, cách đặt tình huống, xử lý tình huống, chuẩn bị tâm lý cho con như thế nào, phụ huynh đều cần biết.
  • Dạy con cần có kế hoạch, kỹ năng và phương pháp cụ thể mới có thể thành công được. Nếu bố mẹ quá cố chấp, bảo thủ, ép buộc con cái theo ý mình thì không những gây xích mích, thậm chí còn dễ dẫn đến những hành vi sai trái của con trẻ.
  • Nếu thấy trẻ có biểu hiện rối loạn tâm lý hay rối loạn hành vi, cần gần gũi quan tâm trẻ nhiều hơn, an ủi động viên, tìm cách giúp đỡ trẻ vượt qua những khó khăn đang gặp phải để trẻ có suy nghĩ tích cực hơn.
  • Cha mẹ không nên tạo cho trẻ cảm giác bị kiểm soát, ép buộc. Trẻ đang lớn và trẻ cần có không gian riêng. Việc bố mẹ can thiệp quá nhiều vào đời tư của trẻ, kiểm soát mọi mối quan hệ của trẻ, đọc trộm nhật ký hay xem tin nhắn điện thoại khi trẻ chưa đồng ý... Những điều này sẽ khiến trẻ thấy khó chịu, thậm chí bực bội với bố mẹ, trẻ tự tạo khoảng cách với bố mẹ, dần thu mình lại, đôi khi ghét người thân, cảm giác mình không được tôn trọng.
  • Lắng nghe, ghi nhận thay vì vội vàng phản bác. Khi trẻ chia sẻ quan điểm cá nhân, dù điều đó đúng hay sai, bố mẹ hãy ghi nhận những suy nghĩ đó rồi phân tích cho trẻ hiểu. Việc phản bác sớm sẽ không có tác dụng mà còn khiến trẻ kiên quyết bảo vệ quan điểm, mâu thuẫn sẽ xảy ra.
  • Chia sẻ quãng thời gian dậy thì của bản thân với trẻ là một trong những cách tiếp cận trẻ khá dễ dàng.
  • Trong quá trình làm bạn, tâm sự với con, câu nói của bố mẹ rất quan trọng. Nên tránh làm tổn thương con trẻ bởi những câu nói vô tâm vô ý...

3. Gợi ý một số câu nói bố mẹ có thể sử dụng tâm sự với con khi dậy thì

  • Hãy nói con nên làm vậy thay vì con phải làm như thế.
  • Con nghĩ vậy cũng không sai nhưng bố mẹ nghĩ sẽ tốt hơn nếu con làm như thế này.
  • Con gái, con đang ở tuổi thần tiên và con đang lớn.
  • Đừng sợ béo, con hãy thử những món ăn ngon.
  • Học hành là việc quan trọng. Con hãy lo lắng việc học hành để khi trưởng thành con sẽ không phải hối tiếc.
  • Đừng lo, đã có bố mẹ ở đây rồi.
  • Con cứ dựa vào vai bố mẹ nếu con cần...

Có rất nhiều câu nói mà bố mẹ có thể dùng khi giáo dục con trẻ thay vì việc cáu gắt, nổi giận quát mắng con cái. Tuy nhiên để làm được điều này cũng không quá dễ dàng. Không những phải tâm sự làm bạn với con, bố mẹ còn phải hiểu, thông cảm, bình tình và kiên nhẫn khi con không đúng, mắc sai lầm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan