Sự thật về trẻ sơ sinh và giấc ngủ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có nhiều đặc điểm khác với người lớn. Do đó, việc áp đặt những suy nghĩ của người lớn vào giấc ngủ của trẻ có thể sẽ gây tác động tiêu cực như giảm chất lượng giấc ngủ và hạn chế sự tăng trưởng. Một số lầm tưởng về trẻ sơ sinh và giấc ngủ được liệt kê trong bài viết sau đây.

1. Lầm tưởng số 1: Trẻ sơ sinh không cần có thói quen đi ngủ

Nhà tư vấn giấc ngủ và tác giả của cuốn sách “The Sleep Lady’s Good Night, Sleep Tight” - Kim West cho biết: “Những đứa trẻ được rèn thói quen ngủ lúc nhỏ sẽ học cách ngủ qua đêm tốt hơn khi chúng lớn lên”.

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh không cần có thói quen đi ngủ

2. Lầm tưởng thứ 2: Trẻ sơ sinh có thể ngủ suốt đêm

Tương tự người lớn, trẻ sơ sinh thức dậy 4 - 5 lần mỗi đêm. Vấn đề là người lớn biết cách tự ngủ trở lại, còn trẻ sơ sinh thì không. Mary Ann LoFrumento, tác giả của cuốn sách “Simply Parenting: Understanding Your Newborn & Infant” cho biết hầu hết trẻ sơ sinh không thể tự ngủ trở lại một cách đều đặn cho đến khi được 6 tháng tuổi trở lên.

3. Lầm tưởng số 3: Có thể làm trẻ ngủ suốt đêm bằng cách cho trẻ ăn thức ăn dặm sớm

Nhiều gia đình cho rằng thêm ngũ cốc vào sữa giúp trẻ ăn no và đi vào giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, ở độ tuổi dưới 6 tháng đó không phải là ý tưởng tốt, vì lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa đủ hoàn thiện để xử lý ngũ cốc. Ngoài ra, ăn thức trong đồ ăn dặm có thể gây ra các mối nguy hiểm như sặc hoặc hít vào phổi.

ăn dặm ở trẻ sinh non
Ắn dặm không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ

4. Lầm tưởng 4: Có thể để trẻ ngủ trên ghế chuyển động hoặc xích đu

Vài phút ngồi xích đu hoặc ghế nhún giúp làm giảm tình trạng quấy khóc cho trẻ. Tuy nhiên, gia đình không nên lạm dụng vì lâu dài có thể khiến trẻ phụ thuộc vào chuyển động để đi vào giấc ngủ và ngủ nông. Giấc ngủ nông có thể khiến trẻ không đủ thư thái cần thiết và hạn chế não bộ tiết ra các hormone tăng trưởng.

5. Lầm tưởng số 5: Trẻ không ngủ trưa vào ban ngày thì sẽ ngủ lâu hơn vào ban đêm

Bỏ qua giấc ngủ trưa vào ban ngày có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ hơn vào ban đêm. Trẻ thường ngủ thất thường và thức dậy sớm hơn vào sáng hôm sau. Do đó, bạn nên cho trẻ ngủ đủ giấc vào ban ngày để tạo giấc ngủ ngon vào ban đêm.

Thời gian ngủ ngày của trẻ sẽ ít dần theo thời gian. Khi trẻ được 15 - 18 tháng tuổi, vào buổi chiều, hai giấc ngủ ngắn sẽ chuyển thành một giấc ngủ ngắn và chấm dứt khi trẻ được 5 tuổi.

Bé ngủ trưa
Duy trì thói quen ngủ trưa cho trẻ là rất tốt

6. Lầm tưởng số 6: Một số trẻ đơn giản chỉ là khó ngủ

Tất cả trẻ em đều có thể được dạy để ngủ ngoan. Dạy một đứa trẻ lớn ngủ ngoan có thể mất nhiều thời gian hơn và tốn nhiều công sức hơn, nhưng mọi đứa trẻ đều có thể tự học cách đi vào giấc ngủ ngon.

Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ. Trẻ không chỉ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo được giấc ngủ khoa học để phát triển toàn diện.

Ngoài việc chăm sóc giấc ngủ cuả trẻ, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

905 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan